Gỗ cao su được lấy từ cây Cao su – được Pháp đưa vào trồng tại Việt Nam, mục đích trồng cây cao su để lấy nhựa chế biến các vật liệu từ nhựa cao su như nệm, nên việc dùng gỗ cao su được ứng dụng khá ít. Tuy nhiên, thời gian gần đây, gỗ cao su được sử dụng rộng rãi trong nội thất bởi độ tốt, vân gỗ đẹp… Vậy gỗ cao su có tốt không, hãy tìm hiểu bài viết sau đây.
Gỗ cao su là gì?
Cây cao su có tên khoa học là Hevea Brasiliensis, với tên tiếng anh là Rubber Wood. Gỗ cao su được lấy từ cây cao su có tuổi đời trên dưới 20 năm. Lúc mà cây cao su không còn cho năng suất mủ nữa. Tuy nhiên thời gian gần đây, nhiều vườn cao su đã bị đốn bỏ bởi giá mủ cao su rớt giá thê thảm, người dân muốn thay thế cây cao su bằng loại cây khác hoặc cưa đi để làm khu công nghiệp…. Do đó, để tận dụng, người ta đã đưa gỗ cao su vào trong việc sản xuất nội thất. Ngoài ra, gỗ cao su là nguyên liệu tự nhiên có thể khai thác bền vững và gỗ cao su thân thiện với môi trường.
Xem thêm loại gỗ tự nhiên gỗ lũa qua bài viết
Quy trình sản xuất gỗ cao su
Gỗ cao su thường được khai thác khi có tuổi đời từ 10 năm trở lên, thậm chí 20, 30 năm. Do đó thân cây cao su khá lớn, vì thế quy trình xử lý gỗ cao su như sau:
- Bước 1: Cắt thân gỗ thành từng khối, sau đó xẻ ra thành từng thanh và từng tấm ván.
- Bước 2: Loại bỏ khuyết điểm của gỗ
- Bước 3: xử lý gỗ cao su bằng hóa chất qua việc ngâm gỗ trong bồn hóa chất giúp gỗ bền, chống mối mọt và làm nổi bật màu gỗ.
- Bước 4: xử lý gỗ cao su nơi môi trường chân không
- Bước 5: Sấy gỗ bằng lò sấy và để độ ẩm cho gỗ thích hợp nhất là 12%
- Bước 6: Kiểm tra lần cuối trước khi đưa vào kho
Gỗ cao su với các kiểu ghép
Kiểu ghép gỗ cao su song song hay ghép thanh
Gỗ cao su sẽ được ghép song song với nhau. Việc ghép song song không cần chiều rộng bằng nhau, nhưng phải có chiều cao và chiều dài bằng nhau.
Kiểu ghép gỗ mặt hay gỗ đầu hoặc ghép Finger
Đây là kiểu ghép 2 đầu gỗ, mỗi đầu tạo ra nhiều răng cưa, để đấu 2 đầu lại cho khớp, rồi sau đó các thanh gỗ lại được ghép song song tạo thành tấm ván, mà người ta hay gọi là ván ghép.
Ghép gỗ cao su kiểu ghép cạnh
Xẻ 2 đầu tấm ván theo hình răng cưa, rồi ghép chúng lại với nhau thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Và cuối cùng là ghép thanh gỗ lại với nhau.
Ưu nhược điểm gỗ cao su
Gỗ cao su tuy được đánh giá cao, nhưng vẫn có những ưu nhược điểm nhất định, dưới đây Icep xin chia sẻ những ưu, khuyết của gỗ cao su.
Ưu điểm của gỗ cao su
Điểm đầu tiên phải nói đến ưu điểm của gỗ cao su đem lại, đó chính là màu sắc và vân gỗ đẹp, ít bị biến dạng, đo đó gỗ cao su góp phần làm nên tính thẩm mỹ cho sản phẩm đồ gỗ nội thất.
Ngoài ra, gỗ cao su ngoài tính dẻo dai và đàn hồi, thân thiện môi trường, đem lại sức khỏe tốt cho người dùng, gỗ cao su còn có giá thành khá thấp, dễ dàng tiếp cận đến tay nhiều người dùng.
Hơn nữa, gỗ cao su không bị thấm nước. và là vật liệu để tạo ra nội thất với các hình dạng khác nhau: hình tròn, hình bầu dục mà không bị nứt sứt.
Gỗ cao su còn tòa ra mùi thơm nhạt, màu sắc đa dạng: ánh vàng từ xám đến nâu….giúp đem lại không gian sống thoải mái dễ chịu cho người sử dụng.
Và cuối cùng, giá thành gỗ cao su rẻ hơn so với một số gỗ: hương, trắc, sao….
Nhược điểm gỗ cao su
Do chất lượng gỗ cao su không quá bên như một số gỗ khác. Điều này làm nên giá thành của gỗ cao su rẻ. Nhưng chính vì yếu tố này, mà gỗ cao su không được sử dụng nhiều ở các thiết kế nội thất sang trọng.
Vì gỗ cao su được ghép từ nhiều thanh gỗ khác, nên đồng nhất về màu sắc không đồng đều. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến chất lượng của gỗ.
Giá gỗ cây cao su
Gần đây, giá gỗ cao su có sự biến động, mức giá giao động từ 400-700k/cây. Giá này phụ thuộc vào kích thước cũng như tuổi đời của cây. Và tính đến 10/2023 giá gỗ cao su có xu hướng giảm. Đó là lời nhận định của anh Thanh, người chuyên thu mua gỗ cao su tại vườn.
Tuy nhiên, đỉnh điểm giá gỗ cao su lên đến 1tr/cây. Và đơn vị tính của gỗ cao su được thương lái tính bằng khối. Do đó, để biết chính xác giá thành của gỗ cao su là bao nhiêu, thì phải xem xét thực tế ra sao, mới có giá chính xác được.
Ứng dụng gỗ cao su trong sản xuất nội thất
Như những gì ICEP chia sẻ trên, về ưu, nhược điểm, cấu trúc gỗ cao su ra sao, nó ứng dụng trong sản xuất nội thất như thế nào, hãy cùng ICEP liệt kê ra nhé.
Nội thất phòng khách với gỗ cao su
Gỗ cao su tự nhiên được ứng dụng trong việc sản xuất nội thất phòng khách khá nhiều, bởi tính mềm mại về chất liệu, cũng như giá thành, và đặc biệt không kém phần sang trọng tạo nên không gian phòng khách ấm cúng. Từ gỗ cao su, có thể sản xuất ra bàn trà, kệ tivi, ghế sofa….
Ứng dụng gỗ cao su trong nội thất phòng ăn
Gỗ cao su loại gỗ tự nhiên được sản xuất với giá thành khá rẻ so với các loại gỗ khác. Do đó, sản xuất bàn ăn, tủ bếp từ gỗ cao su luôn tạo cho gia chủ cảm giác thú vị qua việc sở hữu nội thất phòng ăn từ gỗ tự nhiên, mà không tốn quá nhiều chi phí.
Nội thất phòng ngủ gỗ cao su
Bàn trang điểm, tủ quần áo, cũng như giường ngủ là 3 vật dụng nội thất không thể thiếu cho nhà bạn. Việc tạo ra nội thất phòng ngủ từ gỗ cao su tạo nên không gian thoải mái. Hương gỗ cao su tạo nên sự gần gũi thiên nhiên. Giúp giấc ngủ của gia chủ ngon lành hơn.
Gỗ tự nhiên cao su tạo nên nội thất văn phòng sang mà rẻ
Gỗ cao su không chỉ ứng dụng trong nội thất cho gia đình, mà còn được các chủ doanh nghiệp ưa chuộng bởi độ bền tốt, chống cháy, vân đẹp mà giá lại phù hợp. Gỗ cao su có thể sản xuất bàn làm việc của giám đốc, của nhân viên. Nội thất gỗ cao su văn phòng tạo nên sự ấm áp.
Tóm kết về gỗ cao su
Gỗ cao su là loại gỗ quốc dân, vì nó có thể ứng dụng được trong nội thất gia đình cũng như văn phòng với chi phí khá rẻ. Lựa chọn gỗ cao su trong sản xuất nội thất ngày càng phổ biến vì đặc tính bền, chống cháy, mùi hương thoảng nhẹ cũng như tính dẻo không bị nứt, nhờ đó việc sản xuất nội thất từ gỗ cao su được nhiều người và nhiều xưởng sản xuất nội thất chọn lựa.
Tham khảo bài viết về gỗ tự nhiên cao su tại đây