Gỗ lũa từ lâu đã luôn là “nàng thơ” của nhiều nhà sưu tầm đồ gỗ bởi nét đẹp khác biệt, những đặc tính ưu việt và sự đẳng cấp độc nhất mà hiếm loại gỗ nào có thể vượt qua được. Nghe tên là vậy, nhưng liệu bạn đã biết loại gỗ này là gì và giá trị của nó từ đâu mà có chưa? Nếu chưa, thì hãy cùng Nội Thất ICEP đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!
Những bí mật sắp được bật mí trong bài viết này chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những kiến thức mới lạ và siêu thú vị về một trong những đại diện hàng đầu của thế giới loài gỗ đấy.
Gỗ lũa là gì?
Khác với hầu hết các loại gỗ tự nhiên, gỗ lũa không được lấy từ chính “cây mẹ” của nó. Bởi trong tự nhiên không có cây lũa. Vậy, gỗ lũa từ đâu mà có?
Thực tế, gỗ lũa là phần còn sót lại (hóa thạch) của các loại cây quý hiếm sau khi chúng bị đốn hạ hoặc tự chết đi. Thông thường, chủ thể của gỗ lũa là những loại cây quý, có tuổi đời lâu năm, sở hữu phần lõi cứng chắc và sinh trưởng trên khu vực đất khô cằn, nghèo dinh dưỡng. Điển hình nhất có thể kể qua như gỗ trai, gỗ đinh hương, gỗ nghiến, gỗ đinh, gỗ táu, gỗ lim, gỗ mun, gỗ muồng đen…
Như vậy, gỗ lũa đẹp, nhưng nó không có phần nhìn “bình thường”. Bởi dưới tác động ngẫu nhiên của đất trời mà mỗi tác phẩm lũa sẽ được sinh ra dưới một dáng hình độc nhất vô nhị. Bên cạnh đó, dù được biết đến như “phần còn sót lại” của cây sau thời gian dài bị ăn mòn bởi tự nhiên, nhưng nhờ vậy mà gỗ lũa lại đạt đến độ bền tuyệt đối và có giá trị thẩm mỹ cực kỳ cao.
Đặc trưng của gỗ lũa
Có thể nói, sự đẳng cấp và bền đẹp tuyệt đối của gỗ lũa tự nhiên được hình thành bởi 3 yếu tố sau:
- Thứ nhất, gỗ lũa là phần lõi của các loài cây quý hiếm nên đã đạt đến độ cứng rất cao.
- Thứ hai, vì được hình thành từ sự tác động liên tục và kéo dài của môi trường khắc nghiệt (nắng, mưa, gió, côn trùng, dòng chảy của nước…) nên gỗ lũa gần như đã hóa thạch và có thể chống lại mọi tác động của tự nhiên.
- Thứ 3, loại gỗ này không có hình thù nhất định. Vì nó được sinh ra từ sự bào mòn ngẫu hứng của tự nhiên nên mỗi sản phẩm sẽ mang một giá trị nghệ thuật độc nhất, có một không hai.
Hiện nay, loại gỗ này được định giá dựa trên độ quý hiếm của cây chủ thể, tuổi đời và hình dáng trong tự nhiên của nó. Hầu hết các tác phẩm gỗ lũa đều có giá thành cực kỳ cao bởi sự khan hiếm và giá trị nghệ thuật tột đỉnh. Theo đó, vốn được xem như một tuyệt tác nghệ thuật của mẹ thiên nhiên, nên gỗ lũa luôn được những nhà sưu tầm đồ cổ/đồ gỗ nghệ thuật hết mực săn đón dù giá thành không hề rẻ.
>>> Bạn có thể tham khảo thêm nét đặc trưng của Gỗ Công Nghiệp
Phân loại gỗ lũa
Gỗ lũa tự nhiên không có hình dáng hay tính chất cố định, vì vậy mà chúng được phân loại dựa trên đặc tính cơ bản và điều kiện hình thành. Cụ thể có 3 loại như sau:
Gỗ lũa nằm trong lòng đất
Vì bị chôn sâu dưới lòng đất nên đây là loại gỗ lũa rất khó tìm và khó khai thác. Đặc biệt là những gốc cây có kích thước lớn, tuổi đời cao và kết cấu phức tạp. Quá trình tìm kiếm và khai thác gỗ lũa nằm trong lòng đất đòi hỏi rất nhiều chuyên môn và kinh nghiệm. Bởi chỉ với một chút sai sót nhỏ là có thể khiến phần rễ bị hư hỏng, từ đó làm mất giá trị của sản phẩm.
Bên cạnh đó, do được chôn trong thời gian dài dưới lòng đất nên gỗ ít bị mài mòn bởi các yếu tố tự nhiên. Đồng thời, hình dáng nguyên thủy, màu sắc, độ cứng và các đường vân gỗ cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Gỗ lũa nằm dưới bùn, sông suối
Đây là loại gỗ lũa phổ biến nhất hiện nay và chúng thường là kết quả từ những đợt lũ quét. Khi bão lũ to diễn ra, những cây đã chết – không còn sức bám trụ mặt đất, hoặc những cây còn sống nhưng bị mưa gió quật ngã sẽ theo dòng nước trôi vào sông suối. Sau đó chúng sẽ bị chôn vùi vào các lớp bùn sâu.
Theo thời gian và sự tác động liên tục của nước, bùn cùng các sinh vật sống trong lòng sông, những khối gỗ lũa cứng chắc sẽ được hình thành. Tuy nhiên, môi trường bùn đất cũng khiến màu gỗ trở nên đậm hơn, bề mặt bị bào trơn nhẵn và những vân gỗ bên ngoài mờ đi đáng kể. Được biết, thời gian ngâm bùn càng lâu thì màu lũa càng đậm và ngược lại. Tuy nhiên, đặc tính này có thể thay đổi trong quá trình thi công xử lý bề mặt.
Đặc biệt, các loại gỗ lũa tự nhiên bị ngâm dưới bùn rất khó khai thác, thậm chí là khó hơn lũa nằm trong lòng đất. Bởi không chỉ bị chôn vùi dưới lòng bùn, mà các khối gỗ này thường có kích thước rất lớn và khối lượng lên đến hàng tấn.
Gỗ lũa được hình thành bởi tác động thời tiết
Đây là gỗ lũa tự nhiên dễ tìm, dễ khai thác và có giá trị nghệ thuật lẫn độ bền cao nhất hiện nay. Loại gỗ này được hình thành bởi sự mài mòn của các yếu tố tự nhiên như nắng, mưa, gió, công trình, dòng chảy của nước… Vì vậy mà nó chủ yếu được tìm thấy tại các khu vực có khí hậu khắc nghiệt và lượng mưa thấp.
Thông thường, sau khi cây gỗ quý chết đi thì phần còn lại của nó sẽ bị thiên nhiên mài mòn dần. Quá trình này kéo dài hàng chục hay thậm chí là hàng trăm năm. Kết quả là những chỗ mục nát sẽ bị loại bỏ gần như toàn bộ, chỉ giữ lại phần lõi cứng cáp với những hình dạng độc đáo và có giá trị nghệ thuật cực kỳ cao.
Gỗ lũa giá bao nhiêu?
Giá gỗ lũa được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người yêu thích sưu tầm và nghiên cứu đồ cổ/đồ gỗ nghệ thuật. Tuy nhiên, hiện nay rất khó để định giá chính xác cho một tác phẩm gỗ lũa đẹp tự nhiên. Bởi nó được chi phối bởi rất nhiều yếu tố, điển hình như:
- Đặc tính của cây chủ thể: Giá trị kinh tế, chủng loại, độ bền, số tuổi, màu sắc, tính chất vân gỗ… Theo đó, cây chủ thể càng quý hiếm thì giá gỗ lũa càng cao.
- Kích thước khối gỗ: Chưa nói đến tính thẩm mỹ, khi kích thước khối gỗ càng lớn thì quá trình khai thác càng khó khăn và đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều phương tiện – máy móc tân tiến. Đồng thời, sự đầu tư về mặt công sức và thời gian cũng rất đáng kể. Vì vậy mà không quá khó hiểu khi giá thành sản phẩm cũng đắt hơn.
- Giá trị nghệ thuật của gỗ: Mỗi tác phẩm gỗ lũa sẽ được hình thành trong một điều kiện môi trường khác nhau. Tại đây, chúng được thiên nhiên đục đẽo thành 1 hình dáng độc nhất vô nhị. Lúc này, khối lũa sẽ được định giá dựa trên hình dáng, màu sắc cùng đường nét vân gỗ. Theo đó, tác phẩm càng đẹp có giá thành càng cao.
Để được tư vấn kỹ hơn về giá gỗ lũa, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 093 705 2345 hoặc website https://noithaticep.com/.
Quá trình chế tác gỗ lũa tự nhiên thành tác phẩm gỗ lũa nghệ thuật
Thực tế, gỗ lũa nghệ thuật đẹp là các sản phẩm đã được chế tác bởi bàn tay của những nghệ nhân kỳ cựu.
Theo đó, sau khi tìm kiếm và khai thác thành công khối lũa thô thì các nghệ nhân hàng đầu sẽ được giao trọng trách biến nó thành một tác phẩm bất hủ. Thông thường, quá trình này có thể kéo dài hàng tháng trời và trải qua các công đoạn sau đây:
- Bước 1: Làm sạch và loại bỏ phần vỏ bên ngoài.
- Bước 2: Loại bỏ nhựa gỗ bằng cách phơi khô từ 1 – 2 tháng.
- Bước 3: Chế tác khối lũa thô thành các tác phẩm nghệ thuật/đồ nội thất mỹ nghệ dựa trên hình dáng nguyên thủy của chúng.
- Bước 4: Phủ thêm các lớp bảo vệ cần thiết lên bề mặt gỗ.
Với độ cứng và giá trị cực kỳ cao của mình, quá trình chế tác gỗ lũa cần được thực hiện một cách tỉ mỉ và kỳ công bởi những nghệ nhân lành nghề nhất. Bên cạnh đó, sự đẳng cấp của một tác phẩm lũa còn xuất phát từ việc nó không được sản xuất đại trà mà phải dựa trên đường nét nguyên bản của khối lũa thô. Điều này đồng nghĩa với việc, mỗi tác phẩm nghệ thuật gỗ lũa sẽ mang một vẻ đẹp độc bản và chỉ có một phiên bản duy nhất.
Ứng dụng gỗ lũa trong trang trí nội thất
Dưới đây là một số ứng dụng của gỗ lũa trong lĩnh vực thiết kế nội thất mà bạn có thể tham khảo:
Trên đây là những thông tin về gỗ lũa được Nội Thất ICEP sưu tầm, phân tích và tổng hợp. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin thú vị và có giá trị ứng dụng.
ICEP hiện là một trong những đơn vị thiết kế – thi công nội thất chuyên nghiệp và cung ứng các sản phẩm đồ gỗ được sản xuất trực tiếp từ xưởng riêng, với chất lượng cao và giá thành cạnh tranh đến 30% so với thị trường. Nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp, có nhu cầu mua đồ nội thất hoặc sử dụng dịch vụ thi công nội thất thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay cho ICEP để được hỗ trợ nhanh và tận tình nhất nhé!
- Số điện thoại: 093 705 2345
- Website: https://noithaticep.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/noithaticepdecor/