Thiết kế cửa ra vào là một phần quan trọng trong thiết kế kiến trúc của một ngôi nhà hoặc một tòa nhà. Cửa ra vào không chỉ là điểm nối giữa bên trong và bên ngoài, mà còn là điểm nhấn trang trí cho toàn bộ ngôi nhà. Do đó, việc lựa chọn thiết kế cửa ra vào phù hợp với phong cách kiến trúc và chất liệu phù hợp để tăng tính thẩm mỹ của ngôi nhà là rất quan trọng.
Để thiết kế một cửa ra vào đẹp và tiện nghi, bạn nên xem xét nhiều yếu tố như kích thước, hướng mở cửa, chất liệu, màu sắc, kiểu dáng và tính năng của cửa,… Vì thế, hãy cũng Nội thất ICEP tìm hiểu và nghiên cứu các yếu tố trên trong bài viết bên dưới nhé!
Màu sắc khi thiết kế cửa ra vào
Ngôi nhà luôn là chốn dừng chân bình an cho mỗi người sau những ngày làm việc vất vả. Vì vậy khi thiết kế người ta không chỉ chú trọng về hình thức và mẫu mã. Trong một căn nhà, cửa được thiết kế khá phong phú về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc.
Về màu sắc cửa, màu sáng bao giờ cũng tạo sự nhẹ nhàng, màu tối tạo sự sang trọng, gọn gàng nhưng nặng nề về thị giác. Khi chọn màu sắc cho cửa cần căn cứ vào màu tường và bố cục ngôi nhà để có sự lựa chọn phù hợp.
Xem thêm bài viết:
[MÁCH BẠN] Thiết Kế Phong Thủy Cửa Sổ Đem Đến Năng Lượng Bùng Nổ
Phong cách và chất liệu thiết kế cửa ra vào
Cửa gỗ tự nhiên
Gỗ là một loại vật liệu truyền thống được sử dụng để làm cửa. Trong phạm vi kiến trúc nhà ở gia đình thì thiết kế cửa ra vào bằng gỗ (gỗ tự nhiên) vẫn chiếm một tỷ trọng đáng kể so với các loại cửa sử dụng vật liệu khác. Cửa gỗ đã xuất hiện từ xa xưa trong những kiến trúc cổ, kiến trúc dân gian; bởi một lý do đơn giản: gỗ là một thứ vật liệu tự nhiên dễ tìm kiếm, dễ thi công chế tác với phương thức thủ công. Trước đây. chỉ những gia đình khá giả mới có cửa gỗ, còn đa phần thiết kế cửa ra vào được làm từ các loại vật liệu khác rẻ tiền và kém bền vững hơn như tre, nứa… với nhiều biến thể khác như phên, liếp.
Cửa gỗ vẫn tiếp tục được sử dụng cho tới ngày nay bởi thói quen sử dụng vật liệu và bởi các ưu điểm tuyệt vời của nó. Cửa gỗ dễ tạo hình, dễ gia công, dễ lắp dựng, dễ sửa chữa thay thế. Cửa gỗ có thể kết hợp với nhiều vật liệu khác như kính, sắt (thép); cửa gỗ cũng có thể được bao phủ bề mặt bằng nhiều loại vật liệu sơn, vécni hoặc để nguyên bộ mặt (gỗ mộc) đều có thể cho hiệu quả thẩm mỹ tốt. Gỗ phong phú bé mặt bởi màu sắc và các loại vân từ các loại cây gỗ khác nhau. Trong môi trường nhà ở, gỗ tạo cảm giác gần gũi cả về thị giác và xúc giác. Gỗ tốt, càng sử dụng càng lên nước càng đẹp, nên gỗ vẫn luôn là vật liệu được ưa chuộng.
Cửa là một bộ phận công trình liên quan trực tiếp đến việc sử dụng trong quá trình sinh hoạt hay làm việc. Cửa luôn được nhìn thấy, va chạm – cầm nắm; và chất liệu gỗ rất phù hợp với các tính chất sử dụng này.
Tuy vậy, thiết kế cửa ra vào bằng gỗ và vật liệu gỗ nói chung cũng có những nhược điểm nhất định. Đó là dễ bị xâm hại bởi yếu tố mối mọt, khả năng chống cháy, chịu nhiệt kém; khó bền vững trước những điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt (nắng, mưa, độ ẩm cao…). Tất cả những tác nhân tiêu cực này đều gây ảnh hưởng đến chất lượng của gỗ, từ mức độ nhẹ như làm mất thẩm mỹ (mưa nắng làm bạc màu) tới việc gây khó khăn cho sử dụng (do cong vênh, co ngót bởi thay đổi nhiệt độ, độ ẩm) hay mức độ cao nhất là bị huỷ hoại hoàn toàn (do mối mọt, hoả hoạn).
Trong bối cảnh xây dựng hiện nay, việc giảm đáng kể nguồn vật liệu gỗ do việc khai thác rừng quá mức đã làm cho gỗ tự nhiên trở thành vật liệu khá đắt, xa xỉ và thậm chí một số loại gỗ, ở một số thời điểm không có trên thị trường.
Cửa gỗ nhân tạo
Do nguyên liệu gỗ được ưa chuộng nhưng giá cả đắt đỏ và khan hiếm nên các nhà sản xuất đã tạo ra một chất liệu mới là gỗ nhân tạo. Đây là một loại bột gỗ đã qua xử lý và nén, ép với keo đặc biệt dưới áp lực cao để tạo thành tấm. Đặc biệt, bề mặt ván gỗ nhân tạo có thể tạo được thở và vẫn gần như gỗ thật.
Ưu điểm loại cửa gỗ này là không bị cong vênh, không bị hiện tượng hở các mối ghép dưới tác động thời tiết và có khả năng chống mối mọt do là gỗ công nghiệp. Bên trong cửa có nhiều khoảng trống nên có phần cách âm, cách nhiệt. Cánh cửa nhẹ, tránh được tình trạng xệ bản lề và giảm tải trọng công trình. Do là gỗ nhân tạo nên bề mặt có thể “dập” theo khuôn với nhiều kiểu họa tiết trên cửa – trông như chế tác cửa bằng gỗ thật. Đặc điểm nữa là giá thành thấp, chỉ vào khoảng 70% so với cửa gỗ tự nhiên.
Tuy nhiên loại cửa gỗ này vẫn có những hạn chế nhất định. Vì là gỗ nhân tạo nên không bền ở môi trường nước hay độ ẩm cao. Chẳng hạn, không thích hợp ứng dụng cửa sổ, cửa đặt tiếp xúc trực diện với môi trường tự nhiên.
Cửa gỗ ghép dán veneer
Bằng nguyên liệu gỗ tự nhiên nhưng để giá thành hạ nhà sản xuất đã chế biến” ra loại cửa bằng gỗ ghép, mặt ngoài dán veneer. Từ đó, sắc thái cánh cửa là gỗ thật và có những đặc tính riêng. Giá thành cửa ghép dán veneer thấp hơn so với cửa bằng gỗ tự nhiên là 30%.
Giá thấp nhờ sử dụng gỗ vụn, gỗ miếng nhỏ, gỗ tận thu, gỗ trồng trong tự nhiên… qua các khâu tầm sấy để ổn định chất, thớ gỗ. Sau đó ghép nóng lại bằng keo đặc biệt để thành cây gỗ và ván làm cửa. Đặc tính thiết kế cửa ra vào dạng này là gỗ đã qua xử lý và được ghép từ những miếng nhỏ nên hạn chế cao sự co rút hay giãn nở của gỗ; cửa không bị cong vênh và bề mặt cửa là chất liệu gỗ thật; chế tác được nhiều kiểu dáng vì nó đã thành gỗ phách, gỗ ván. Tuy nhiên vẫn có những hạn chế như nặng bởi “căn nguyên” nó là gỗ tự nhiên.
Cửa nhôm
Với những ưu điểm như: chịu được mọi thời tiết, nhẹ không gỉ sét, dễ bảo trì, dễ lắp đặt, tính an toàn cao… nhiều công trình đang chọn lựa thiết kế cửa ra vào bằng nhôm như một ưu tiên hàng đầu.
Không chỉ có hệ cửa khung bao quanh nhà thường gồm luôn cửa phòng khách, cửa nhôm nếu đi kèm với phụ kiện tốt, còn được sử dụng cho các không gian nội thất khác như phòng ngủ, phòng tắm bởi vẫn có thể đóng mở một cách êm ái, nhẹ nhàng. Với phòng ngủ, cửa nhôm còn được thiết kế kín sử dụng tấm nhôm, dập hoa văn và sơn trang trí thông gió nhôm lá sách hoặc lấy ánh sáng kết hợp với kính kèm theo nhiều loại kính có hoa văn hoặc mài mờ vừa đảm bảo yêu cầu kín đáo vừa có tính thẩm mỹ cao cho phòng ngủ.
Với phòng tắm, thiết kế cửa ra vào chất liệu nhôm kính không sợ nước như cửa gỗ lại đẹp và bền hơn cửa nhựa cùng với mẫu thiết kế công phu, độc đáo sẽ làm cửa phòng tắm thành vật phẩm trang trí đáng kể trong không gian căn nhà. Ngoài ra, tuỳ diện tích, giải pháp nhôm – kính cũng thoả mãn được yêu cầu lắp đặt của cửa mở hay cửa lùa. Cửa nhôm đặc biệt thích hợp với hệ thống của mặt tiền, tức ở vị trí tiếp xúc thường xuyên với nắng, mưa, gió, bụi… Không chỉ bền trước những thay đổi của thời tiết, cửa nhôm không cần phải lo nghĩ đến chuyện sơn sửa, bởi chỉ lau chùi bình thường là có ngay những bộ cửa sáng, đẹp như mới. Với cửa sổ, có thêm loại của bật ngang hoặc bật đứng sử dụng bản lề chữ A.
Về kiểu dáng, thoạt nhìn, cửa nhôm cũng không khác cửa gỗ nhờ được phủ sơn vân gỗ hoặc sơn tĩnh điện theo công nghệ mới với màu sắc tuỳ chọn. Kiểu mẫu cửa lại đa dạng với phong cách hiện đại hoặc cổ điển đồng thời tạo được những điểm nhấn riêng về trang trí. Bên cạnh các kiểu dáng truyền thống với khung cửa vuông hay chữ nhật, công nghệ uốn nhôm hiện đại còn cung cấp thêm khung cửa hình bán nguyệt, hình tròn cộng với hoa văn, trang trí hình ôvan, đồng tiền…. trên kính, làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho toàn bộ cửa, tạo vẻ sang trọng cho căn nhà.
Cửa kính thủy lực
Hiện nay, cửa kính ngày càng được sử dụng nhiều trong xây dựng. Vẻ đẹp và công dụng của sản phẩm này cũng sẽ phản ánh sự hiện đại và tiện nghi của một căn nhà. Việc hiểu rõ công dụng cửa kính và biết áp dụng đúng sẽ tăng giá trị và nét thẩm mỹ của căn nhà.
Ưu điểm lớn nhất của kính là vật liệu ngăn che nhưng vẫn cho ánh sáng truyền qua. Trên thị trường có nhiều loại kính. Người dùng có thể lựa chọn theo mục đích sử dụng. Kính theo mức độ truyền ánh sáng có kính trong suốt, kính trong mờ, kính mờ đục, kính phản quang, gương. Kính theo cấu tạo gồm kính thường, kính dán an toàn (2 hoặc 3 lớp kính dán với nhau), kính cường lực (hay còn gọi là kính tôi để gia cường chịu lực cho kính). Cũng có thể phân loại kính theo mục đích sử dụng, gồm kính lấy ánh sáng, kính vừa lấy ánh sáng vừa cách âm và cách nhiệt (kính hộp có 2 – 3 lớp kính, giữa các lớp kính là khí trơ cách âm và cách nhiệt), kính trang trí (kính màu, kính có hoa văn), kính làm vật dụng trong nhà…
Dùng kính làm cửa đi, vách ngăn giữa trong và ngoài nhà: Chọn hướng nhà có tầm nhìn đẹp (vườn, núi, hồ, danh lam…) và nên mở rộng tối đa để đưa ánh sáng vào nhà và tạo điểm nhìn đẹp từ trong cho căn nhà. Khi đó, cửa hay vách ngăn kính đóng vai trò như một bức tranh thiên nhiên hấp dẫn và sống động.
Nếu điều kiện an ninh tốt, nên dùng kính khổ lớn và loại bỏ bớt hoa sắt bảo vệ, có thể dùng kính dán an toàn hoặc kính cường lực. Tuy nhiên do điều kiện khí hậu Việt Nam, nếu mặt nhà hướng tây hoặc đông thì không nên mở rộng cửa, vách kính quá lớn để giảm ánh nắng nóng chiếu vào nhà, hoặc phải có biện pháp che nắng thích hợp.
Cửa lưới chống muỗi
Để có được quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn lắp cửa chống muỗi loại nào cho ngôi nhà của mình thuộc vào nhiều yếu tố. Quyết định kiểu dáng, tính năng trên cửa muốn mua:
- Nhà biệt thự, liền kề cần những loại cửa sang trọng, lịch sự, nhiều tính năng. Thậm chí còn có những đòi hỏi khắt khe về màu sắc của của sao cho phù hợp với tổng thế ngôi nhà. Cửa lưới điều khiển từ xa, cửa lưới xếp không ray, cửa lưới xếp là những loại cửa thỏa mãn được các tiêu chí trên.
- Chung cư, nhà cao tầng cần những loại cửa chịu được gió lớn.
- Nhà dân, nhà thấp tầng chỉ cần những loại cửa có tính chất ngăn côn trùng ruồi muỗi, giá rẻ, dễ lắp đặt. Điển hình như cửa lưới từ tính, cửa lưới fix (cố định)
Chọn nhà cung cấp:
- Lựa chọn những nhà cung cấp chuyên nghiệp, có hệ thống phân phối rộng khắp, có uy tín.
- Giá cả công khai, minh bạch, thống nhất trong hệ thống phân phối. đánh thanh niên
- Thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng. .
- Chế độ bảo hành, hậu mãi
Lưu ý về mặt kỹ thuật
Tùy từng loại cửa, công năng khác nhau của ngôi nhà để lựa chọn lắp đặt cửa lưới chống muỗi phù hợp. Cửa ít sử dụng, chỉ có tác dụng lấy ánh sáng và đối lưu khí có thể lắp cửa lưới cố định hoặc cửa lưới từ tính.
Mỗi loại lưới khác nhau đều có công dụng và phù hợp với các loại cửa khác nhau. Lưới sợi thủy tinh được dùng cho của lưới tự cuốn, lưu inox có tác dụng chống chuột nhưng chỉ phù hợp với cửa mở và cửa trượt… Mỗi loại cửa có những tính năng, ưu, khuyết điểm và giá cả khác nhau. Tùy vào từng không gian để bố trí từng loại cửa cho phù hợp.
- Cửa gỗ tự nhiên cách âm, nhiệt tương đối, có giá cao nhất và là chủng loại sang đẹp hơn cả trong tất cả các loại cửa. Khi dùng, gỗ cần được sấy tầm đúng mức để tránh mối mọt và cong vênh.
- Gỗ nhân tạo có những tính năng tương tự cửa gỗ tự nhiên nhưng cần lưu ý phần khung xương bên trong. Tránh dùng gỗ tạp chưa qua tẩm sấy vì cửa sẽ xuống cấp nhanh bởi khả năng chịu lực của loại cửa này do chính phần khung bên trong quyết định.
- Cửa gỗ cách điệu được nhiều kiểu dáng hay lạ nhờ chia ô và nẹp chỉ viền, ngoài ra còn kết hợp tốt với kính. Cửa vòm tò vò chỉ thích hợp với lối kiến trúc cổ của phương Tây, nhà có nhiều hoa văn trang trí. Cửa gỗ, nhất là gỗ nhân tạo thường được sơn phủ nhiều màu nên cần chọn màu sắc hài hòa và hợp lý, giữ được màu nguyên thủy của gỗ.
- Cửa sắt thường dùng gắn phía ngoài nhà, vững chắc và chịu được khí hậu khắc nghiệt; có thể bảo trì bằng sơn chống gỉ hay sơn mới. Ưu điểm của loại này là rẻ, dễ chế tác kiểu dáng vì sắt có thể uốn được.
- Cửa kính sắt nhẹ nhàng và vẫn sang trọng.
- Cửa kính rộng, sang trọng, nối và mở rộng được không gian, tạo được tầm nhìn bao quát, thuận lợi cho phòng lạnh cần cách âm, nhiệt. Nhưng cửa kính khá đắt tiền, lại dễ vỡ và độ an toàn thấp.
- Cửa nhôm nhẹ, bền, không bị gỉ lại sạch sẽ. Cửa nhôm giả gỗ có kết cấu bằng những thanh nhôm hộp dày, khắc phục được vài màu đơn điệu của nhôm nhờ sơn tĩnh điện. Tuy nhiên giá thành loại này cao và khả năng tạo hoa văn khó khăn hơn cửa sắt.
- Cửa nhựa không chịu được nhiệt độ cao, dễ cháy và dễ trầy xước. Tuy nhiên, cửa nhẹ, chịu nước tốt, giá rẻ và kiều dáng cũng đa dạng.
- Cửa nhựa lõi thép có độ kín khít cao, khả năng chịu đựng và đập tốt, có tác dụng cách âm và không bị cong vênh do nhiệt…, thường được kết hợp với kính các loại. Dạng cửa nhựa giả gỗ đang được nhà xây dựng chuộng do nhẹ, vững chắc mà vẫn tạo màu và dáng dấp như cửa gỗ.
Cửa gỗ thích hợp lắp đặt nội thất nhưng vẫn có thể gắn ở phía ngoài với điều kiện bảo trì thường xuyên bằng véc ni. Kích thước cửa phòng trong nhà thường có bề ngang từ 75 đến 87,5cm (một cánh), cao từ 2 đến 2,2m. Nếu làm hai cánh thì cánh loại nhỏ chừng 40cm, cánh loại lớn khoảng 85cm. Nếu chiều cao cửa từ 2,6m trở lên, cần có cánh chớp phần trên khoảng 40cm.
Cửa sắt thường bao ngoài nhà, kích thước 80 – 90cm (một cánh) cao 2 – 2,2m, phía ngoài có thể cao 2,6m. Nếu hai cánh thì chọn bề ngang chừng 1,2 – 1,3m, loại 4 cánh không nên quá lm cho một cánh.
Cửa kính dày trên 10 ly, loại không có khung thích hợp trang bị ở phòng khách hoặc phân chia các gian nhà. Cửa này có tác dụng đưa tầm bao quát rộng, có thể có cảm giác “nối” các không gian với nhau và làm rộng căn nhà ra. Ví dụ, từ phòng khách, phòng ngủ trông ra vườn, hay từ phòng ăn trông sang phòng khách… Kích thước cửa kính thường rộng, có thể lan đến tận trần phòng hay vách nhưng khuôn cửa chỉ vừa đủ ra vào.
Cửa nhựa tiện đặt nơi thường xuyên tiếp xúc với nước, ví dụ như nhà vệ sinh. Có loại nhựa giả gỗ, tương đối đa dạng, có thể dùng cho các căn phòng khác. Kích thước lắp đặt thường từ 62,5 đến 80cm, cao 2- 2,2m. Nếu trang bị cho các phòng trong nhà thì nên dùng loại có bé ngang lớn hơn như cửa gỗ, nhôm thông thường.
Lựa chọn trang trí cửa ra vào thông dụng
Cửa cuốn
Với tính năng tự điều khiển, cài mật mã, chống trộm… cửa cuốn ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình. Cửa cuốn được phân thành nhiều loại khác nhau:
Cửa cuốn truyền thống: Hầu hết là các loại cửa cuốn lá hoặc của cuốn lưới song ngang hoặc mắc võng. Các loại cửa cuốn truyền thống được sản xuất bằng kim loại như sắt hợp kim, inox, một số ít bằng nhôm… Người sử dụng phải kéo bằng tay mỗi khi muốn đóng/mở cửa cuốn loại này, nên sẽ không tránh khỏi phiền toái mỗi khi cửa bị kẹt do hiện tượng “nóng nở vì nhiệt”. Bên cạnh đó, âm thanh phát ra khi kéo cửa rất ồn ào.
Cửa cuốn tự động: Đây là loại cửa cuốn được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Đó là cửa được kéo mở bằng mô-tơ, điều khiển từ xa và các thanh chốt cửa khá an toàn. Ngoài ra, cửa có nhiều màu sắc và được đặt làm theo yêu cầu của từng ngôi nhà. Thị trường cửa cuốn tự động hiện có rất nhiều loại:
Cửa cuốn tự động: Thân cửa được cấu tạo bằng các thanh nan làm từ hợp kim nhôm và các tấm trong suốt có độ dày khoảng 3mm, thống lò xo trợ lực đảm bảo có hệ về độ đàn hồi. Mặt tiếp đất của cửa gồm thanh đáy và ray hướng dẫn làm bằng nhôm có tính chất chống ăn mòn và trầy xước cùng với hệ thống mô-tơ nhỏ gọn và có khả năng tự đổi chiều. Tốc độ mở cửa nhanh, dễ vận hành, có thể mở bằng tay nhẹ nhàng khi bị mất điện.
Cửa cuốn tấm liền: Là dòng sản phẩm tiêu chuẩn với thân cửa làm bằng thép hợp kim mạ nhôm và kẽm, bề mặt được sơn tĩnh điện tạo khả năng chống ăn mòn. Hệ thống lò-xo có hỗ trợ việc mở/đóng cửa bằng tay. Hơn nữa, lô cuốn kiểu G, tức là thân lỗ được cán sóng để tạo độ cứng cho lô cuốn. Hệ thống điều khiển của cửa có khả năng kết nối với thiết bị báo động, đèn chiếu sáng, cài đặt mật khẩu đóng/mở cửa… Dòng cửa này có tốc độ mở cửa tương đối nhanh (15 – 20cm/giây), vận hành êm ái, thân thiện với môi trường do không sử dụng dầu mỡ bôi trơn bên các đường ray. Cửa có chế độ chống dò tần số mở cửa và có tính thẩm mỹ cao.
Cửa cuốn khe thoáng: Mang đậm phong cách châu Âu với thân cửa làm bằng nhôm hợp kim cứng và chịu va đập, có thể lắp ráp cho hầu hết các loại cửa. Kiểu lỗ thoáng hình ô-van và được thiết kế với kích thước thích hợp đảm bảo tính an toàn tối đa cho thân cửa. Buli đỡ thân cửa kiểu chữ G bằng nhựa PA được thiết kế có vành làm để đỡ thanh nan cửa ở trên cùng giúp cho lô cửa khi vận hành ôm chặt vào nhau thành một cuộn tròn đồng nhất. Đặc biệt, cửa giảm và triệt tiêu 90%. tiếng ồn phát ra khi vận hành so với kiểu chữ O truyền thống. Thiết bị cảm ứng chống xô cửa có tính an toàn và độ nhạy cao. Bên cạnh đó là hệ thống mô-tơ sử dụng điện 1 chiều và an toàn cho người sử dụng.
- Khi lựa chọn cửa cuốn nên chọn loại cửa có hệ thống chốt an toàn phòng khi mất điện có thể nhanh chóng rút chốt để nâng của lên bằng tay hoặc cửa có hệ thống xích kéo để có thể kéo lên bằng xích được
- Các loại cửa cuốn cấu tạo từ các nan xếp lại thì thường hay xảy ra tình trạng xô nạn dẫn đến kẹt cửa hoặc sổ cửa sau một thời gian sử dụng. Loại cửa cuốn chạy ổn định nhất hiện nay là cửa cuốn tấm liền công nghệ Úc.
- Đối với cửa nhựa khách hàng nên chọn cửa kính đơn vì hiện nay. phần lớn các loại kính hộp (kính có 2 lớp) đều không có tác dụng như các nhà sản xuất vẫn quảng cáo.
Cửa trượt
Có thể nhận thấy những cánh cửa trượt trong thiết kế không gian sinh hoạt ở đô thị hiện nay đã giúp tiết kiệm diện tích và tạo nên vẻ hiện đại trong căn hộ. Kết hợp với những hỗ trợ về kỹ thuật tiên tiến như bánh xe, hệ thống ray trượt cao cấp, thậm chí cả điều khiển tự động vận hành bằng hệ thống điều khiển từ xa hay mắt điện tử thông minh, những cánh cửa trượt càng trở nên tiện dụng hơn.
Thông thường có 2 dạng thiết kế dành cho cửa trượt.
- Thứ nhất. là cửa trượt có khung trượt bên ngoài, được lắp vào một thanh trượt hay khung trượt gắn ở phía trên bên ngoài bức tường.
- Thứ hai là cửa trượt âm tường, khi mở được giấu vào bên trong các bức vách.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu mã cửa trượt, người tiêu dùng :có thể dễ dàng chọn lựa tùy theo nội thất ngôi nhà như loại cửa trượt 1 cánh, 2 cánh, 2 cánh trượt song song, cửa trượt liền kề nhau… Cửa trượt có thể thích hợp cho mọi loại không gian với chất liệu bề mặt rất đa dạng, có thể bằng gỗ, kính hay nhôm tùy nhu cầu của người tiêu dùng. Những cánh cửa trượt hiện đại không chỉ đóng khung trong chất liệu gỗ truyền thống mà mở rộng với khung kim loại cao cấp hay nhựa tổng hợp, và tiêu chí đầu tiên là phải nhẹ và bền.
Với chất liệu ấy, cửa trượt có thể sử dụng ở rất nhiều nơi trong không gian nội thất, từ phòng khách đến phòng ngủ, cả buồng tắm, nhà bếp và những khu vực kho chứa đồ. Màu sắc luôn giữ vẻ trang nhã, trung tính cho bản thân mỗi cánh cửa cũng như cho cả không gian mà nó đặt vào, những gam màu gỗ tự nhiên cho không gian nội thất nhà ở, những gam màu lạnh ánh kim loại cho những không gian sinh hoạt hiện đại.
Người tiêu dùng có thể tìm hiểu sản phẩm qua các cửa hàng hoặc các công ty kinh doanh vật liệu nội thất trên cả nước. Dạng cửa trượt có thể tham khảo mẫu cửa sau đây:
Cửa xếp trượt: Là loại cửa đi nhiều cánh được mở bằng cách trượt và xếp trên ray, ngoài ra còn có các cánh có thể mở quay. Cửa mở được diện tích lớn, thích hợp với những ngôi nhà có thiết kế cửa đi rộng như cửa đi ra vườn, cửa đi ra hồ bơi.
- Có tính cách âm, cách nhiệt và độ kín, khít cao. Được làm từ profile định hình có kích thước lớn, vững chắc. Đa dạng kích thước, kiểu dáng, phù hợp với nhiều kiểu kiến trúc.
- Với hai kiểu mở đặc biệt trên cùng một hệ cửa (xếp trượt và quay) mang lại nhiều sự lựa chọn về không gian mở cho người sử dụng.
- Số lượng cánh tối đa: 7 cánh.
- Vật liệu cấu thành: Thanh uPVC (khuôn cửa, khung cánh); Thép hộp gia cường; Hệ gioăng kép đảm bảo độ kín khít cao.
- Kính: có thể sử dụng kính đơn hoặc hộp kính với các loại kính an toàn, cường lực. Hệ phụ kiện kim khí: thanh chốt đa điểm, bản lề 3D (điều chỉnh theo 3 chiều), tay nắm, khóa,…
Cửa mở trượt: Là loại cửa đi được mở bằng các ray trượt, có từ 1 đến 3 ray, từ 2 đến 6 cánh và có thể mở được từ 1/2 đến 2/3 diện tích Ô cửa.
- Đảm bảo độ kín khít, khả năng cách âm, cách nhiệt. Khi đóng mở không ảnh hưởng đến không gian và diện tích sử dụng của căn phòng Cho phép làm cánh cửa với kích thước lớn. Giá cả thấp hơn so với các loại cửa đi khác.
- Vật liệu cấu thành: Thanh uPVC; Thép hộp gia cường: Kính: có thể sử dụng kính đơn hoặc hộp kính với các loại kính an toàn, cường lực Hệ gioăng lọc bụi.
- Hệ phụ kiện kim khí chốt con lăn, tay nắm, khóa,….
Cửa mở trượt tự động: Cửa trượt tự động có loại 2 cánh và 4 cánh. Các chi tiết cơ khí chủ yếu được làm bằng hợp kim nhôm chất lượng cao nên chịu lực tốt, bền, đẹp và nhẹ. Các vách kính, cánh cửa trượt sử dụng kinh an toàn, kính hộp (ở giữa các lớp kính được bơm khí trơ) và hệ thống gioăng cho khung cánh nên có khả năng cách âm, cách nhiệt, tiết kiệm năng lượng.
- Cửa trượt 4 cánh cho phép mở một lúc cả 4 cánh, sử dụng được không gian mở lớn hơn so với cửa 2 cánh. Toàn bộ hệ thống điện động. cơ điện, điện tử được nhập khẩu từ các hãng hàng đầu châu Âu.
- Chế độ làm việc: Tự động: cửa tự động mở khi có người qua rồi tự động đóng lại. Mở thường trực: cửa lúc nào cũng giữ mở. Ban đêm khóa hoàn toàn chỉ mở được bằng chìa khóa.
Mô tả thiết bị: 2 rađa phát hiện chuyển động lắp phía trong và ngoài; Cảm biến an toàn hồng ngoại lắp ngang cửa, giúp cửa không đóng khi có người đứng vào vùng trượt của cánh; Một bộ khóa chuyển đổi chế độ làm việc dành cho người sử dụng; Khóa điện từ: Khóa an toàn ở chế độ ban đêm; Bộ lưu điện: Giúp cửa làm việc khi mất nguồn điện; Bộ điều khiển trung tâm kiểm soát toàn bộ hoạt động của các thiết bị, tự kiểm tra và cảnh báo lỗi, cho phép kết nối với các hệ thống thẻ từ, báo cháy, quản trị cửa ra vào tòa nhà… Khi có người ra vào, cửa tự động mở ra rồi đóng lại để tiết kiệm năng lượng. Cảm biến an toàn sẽ đảm bảo không đóng cửa khi có người đi qua; Dễ dàng, nhanh chóng khi lắp đặt các bộ phận cấu thành; Động cơ bền bỉ, tuổi thọ cao và không gây tiếng ồn khi vận hành; Khung cửa trượt, thanh bao che được chế tạo từ hợp kim nhôm chất lượng cao.
Cửa lùa: Qua những vật liệu và cách thiết kế cửa ra vào đỉnh cao, cửa lùa được đóng mở một cách nhẹ nhàng, tránh tháo gỡ từ bên ngoài, sức chịu đựng cao bền lâu chống mưa gió.
- Với thiết kế thanh ngang dưới khung ngoài dạng hộp làm tăng khả năng sức chịu lực, giúp cửa không bị biến dạng.
- Ngưỡng cửa và đáy khung cánh được thiết kế kiểu bậc thang đảm bảo sự thoát nước tốt nhất và ngăn chặn nước chảy ngược trở vào.
- Cánh cửa lùa được thiết kế với những vòng gioăng đặc biệt ngăn chặn sự thấm nước từ bên ngoài vào.
- Hệ cửa lùa cung cấp loại chốt khoá 3 điểm, tăng cường tính kiên cố cách âm, độ khít của cửa kích thước lớn.
Cửa gỗ mở quay
Cửa gỗ tự nhiên ghép thanh mở quay: Cửa gỗ tự nhiên làm từ gỗ ghép thanh đã qua xử lý với nguồn nguyên là gỗ rừng trồng, bề mặt nghệ biến tính gỗ trước khi đưa vào sản xuất nhằm làm tăng tính ổn định, độ bền, hạn chế tối đa sự biến dạng của gỗ trước điều kiện khí hậu ở Việt Nam.
- Máy ép chân không dùng để dán lớp gỗ lạng mỏng tự nhiên lên bề mặt gỗ ghép thanh bằng keo chuyên dụng theo tiêu chuẩn châu Âu.
- Công nghệ này làm tăng tính thẩm mỹ và đảm bảo độ bền của sản phẩm trong thời gian sử dụng lâu dài.
- Dây chuyển sơn công nghiệp hoàn toàn tự động giúp bảo vệ cho gỗ tốt hơn, tăng tuổi thọ của sản phẩm và nâng cao tính thẩm mỹ.
- Đặc điểm của loại cửa này là có độ bền và độ ổn định rất cao nhờ kết cấu ghép thanh nên hầu như không có hiện tượng cong vênh, co ngót.
Với nhiều loại vân gỗ khác nhau, cửa gỗ ghép thanh bề mặt dán lớp gỗ lạng mỏng tự nhiên là sự lựa chọn tốt nhất cho giải pháp cửa thông phòng. Tính thẩm mỹ cao phù hợp với nội thất bên trong ngôi nhà. Sử dụng hệ gioăng cao su chuyên dụng, bản lề cân chỉnh được, hệ phụ kiện đồng bộ đảm bảo độ kín, khít giúp cửa đóng, mở êm. Giá thành sản phẩm hợp lý.
Cửa nhôm gỗ mở quay: Sản phẩm cửa nhôm gỗ là sự kết hợp giữa hai nguyên liệu chính là nhôm và gỗ. Trong đó, phần tiếp xúc với môi trường bên ngoài được bọc lớp nhôm để hạn chế sự tác động của thời tiết như: nắng mưa, ăn mòn, gỉ sét… giúp tăng độ bền của sản phẩm; còn lớp gỗ bên trong góp phần tăng cường tính cách nhiệt, nâng cao tính thẩm mỹ, phù hợp với nội thất trong nhà.
- Cửa nhôm gỗ là dòng sản phẩm cao cấp.
- Cửa nhôm gỗ chủ yếu sử dụng profile của hệ SW40 và SW50 với các dòng sản phẩm: cửa đi hai cánh mở quay ra ngoài, cửa đi hai cánh mở quay vào trong, cửa đi ban công một cánh mở quay vào trong.
- Sự ra đời của cửa nhôm gỗ khai thác triệt để tính ưu việt của sản phẩm cửa gỗ và cửa nhôm.
Đặc điểm: Việc kết hợp giữa vật liệu nhôm có tính cơ học cao và gỗ với tính chất trang trí đã khắc phục được những nhược điểm mà sản phẩm chỉ sử dụng vật liệu nhôm hoặc vật liệu gỗ riêng biệt như: tính thẩm mỹ, hiện tượng cong vênh, co ngót, khả năng cách âm, cách nhiệt…
Sản phẩm góp phần tiết kiệm tối đa chi phí trong việc bảo trì, bảo dưỡng với thời gian tương đối dài. Thiết kế cửa ra vào nhôm gỗ là sự kết hợp hoàn hảo giữa tính năng và thiết kế để cho ra đời những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi phát triển trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc. Tăng cường tính năng cách nhiệt nhờ lớp gỗ dày ốp ở bên trong (hạn chế hiện tượng trao đổi nhiệt ở bề mặt cửa với môi trường bên trong). Lớp gỗ bọc có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng về chủng loại gỗ tự nhiên, màu sắc, hình thức vân gỗ. Lớp gỗ có thể được tháo lắp thay thế đơn giản bằng hệ thống móc xoay chìm, tùy theo nhu cầu thay đổi bài trí nội thất người sử dụng có thể dễ dàng đổi toàn bộ bề mặt gỗ sang loại gỗ hoặc vân gỗ khác với chi phí thay thế không cao. Đây là đặc tính mà chưa có hệ cửa nào khác đáp ứng được. Bề mặt nhôm được sơn phủ góp phần giúp cho cửa chống được sự ăn mòn, phai màu theo thời gian.
Hướng dẫn sử dụng một số loại cửa
Cửa đi thông phòng mở quay
Thiết kế cửa ra vào đi thông phòng sử dụng bộ phụ kiện không có khóa bằng chìa mà chỉ dùng khóa bằng thanh chốt chính. Khi đóng cửa ta vặn tay nắm xuống dưới; khi mở cửa ta xoay ngang tay nắm. Chính vì vậy mà loại cửa này chỉ được sử dụng trong nhà vì tính an toàn thấp. Cửa đi thông phòng có sử dụng khóa bằng chìa có độ an toàn cao hơn tuy nhiên cơ cấu khóa vẫn bằng chốt của thanh chốt chính, thường sử dụng ở mặt ngoài của nhà (cửa ra ban công). Bản lề của cửa đi thông phòng gồm 2 dạng: bản lề quay điều chỉnh hai chiều chịu trọng tải 100kg gọi là bản lề 2D; và một loại bản lề điều chỉnh 3 chiều trọng tải lên tới 130kg gọi là bản lề 3D. Sử dụng các bản lề này cho phép điều chỉnh nằm ngang trên bản lề ta có thể điều chỉnh trược tiếp bằng lục lăng.
Hướng dẫn đóng mở: Quay ngang tay năm để mở cửa; Xoay tay nắm xuống dưới để đóng cửa. Trong trường hợp sử dụng khóa bằng chìa ta phải xoay tay nằm ở trạng thái đóng trước.
Cửa đi mở trượt
Cửa đi mở trượt là loại cửa sử dụng hệ phụ kiện kim khí đơn giản gồm: 2 loại, loại thứ nhất cửa đi mở trượt dùng con lăn và khóa bán nguyệt, loại thứ 2 cửa đi mở trượt có tay nắm có khóa, thanh chốt chính, thanh khóa kéo 2 điểm khóa và hệ con lăn để khóa 2 cánh vào khung cửa. Loại thiết kế cửa ra vào này dùng cơ cấu khóa của thanh chốt chính vào tại chốt nằm trên khung cửa, vận hành đóng, mở nhẹ nhàng nhờ hệ thống con lăn nằm sâu trong rãnh lắp phụ kiện của cánh và rất dễ dàng sử dụng do sử dụng thanh ray nhôm khó bắt bụi, các con lăn chịu được tải trọng mỗi cánh lên tới 80kg/cánh. Do 2 cánh của thiết kế cửa ra vào mở trượt trên 2 thanh ray khác nhau, nên loại cửa này có thể mở ở bất kỳ vị trí nào, tuy nhiên mức độ cách âm, cách nhiệt chưa cao. Xoay tay nắm xuống dưới để khóa cửa; xoay ngang tay nắm khi mở cửa.
Cửa đi mở quay
Thiết kế cửa ra vào đi thông phòng sử dụng bộ phụ kiện không có khóa bằng chìa mà chỉ dùng khóa bằng thanh chốt chính. Khi đóng cửa ta vặn tay nắm xuống dưới; khi mở cửa ta xoay ngang tay nắm. Chính vì vậy mà loại cửa này chỉ được sử dụng trong nhà vì tính an toàn thấp. Cửa đi thông phòng có sử dụng khóa bằng chìa có độ an toàn cao hơn tuy nhiên cơ cấu khóa vẫn bằng chốt của thanh chốt chính, thường sử dụng ở mặt ngoài của nhà (cửa ra ban công). Bản lề của cửa đi thông phòng gồm 2 dạng: bản lề quay điều chỉnh hai chiều chịu trọng tải 100kg gọi là bản lề 2D; và một loại bản lề điều chỉnh ba chiều trọng tải lên tới 130kg gọi là bản lề 3D. Sử dụng các bản lề này cho phép điều chỉnh nằm ngang trên bản lề ta có thể điều chỉnh trược tiếp bằng lục lăng. Hướng dẫn đóng, mô: Quay ngang tay nằm để mở cửa; Xoay tay nắm xuống dưới để đóng cửa. Trong trường hợp sử dụng khóa bằng chìa ta phải xoay tay nắm ở trạng thái đóng trước.
Cửa cuốn tấm liền
Cửa cuốn tấm liền là một thiết bị được thiết kế để cho người sử dụng đóng mở cửa một cách dễ dàng và an toàn bao gồm hai cách thức sau: Sử dụng cửa bằng tay để đóng/mở đối với hệ của cơ; đóng/ mở bằng cửa bằng hệ thống điều khiển, sử dụng điện; bằng nút bấm âm tường hoặc nút bấm trên hộp điều khiển.
Các phu kiện và thiết bị cửa
- Chốt li hợp: Là thiết bị có chốt giật, được liên kết và nối từ hộp kỹ thuật lỗ cuốn đến vị trí gần nhất để thuận tiện cho người sử dụng. Chốt li hợp được thiết kế để sử dụng trong trường hợp đóng/mở cửa bằng tay (không sử dụng motor và hệ thống điện)
- Remot điều khiển: Chức năng đóng mở cửa hoặc dừng lại theo ý muốn của người sử dụng.
Quy trình sử dụng cửa cuốn tấm liền:
Sử dụng bằng tay để đóng/mở cửa:
- Trường hợp 1 (ở trong nhà).
- Rút chốt giật li hợp ra sau đó dùng cây móc cửa kéo xuống để đóng cửa lại hoặc mở cửa, sau đó đóng chốt giật li hợp để khoá cửa.
- Trường hợp 2 (đóng cửa để đi ra ngoài…)
- Rút chốt giật là hợp và đóng cửa lại, dùng khoá ngang hoặc khoá âm nền để khoá cửa cho an toàn trước khi đi ra ngoài.
Đối với thiết kế cửa ra vào sử dụng điện:
- Sử dụng remote hoặc nút bấm trong hộp điều khiển để đóng hoặc mở cửa theo ý muốn của người sử dụng, lên xuống hoặc dừng lại.
- Trong trường hợp bị cúp điện nếu không có bình lưu điện ta lại trở về sử dụng cửa bằng tay bằng cách giật chốt li hợp để vận hành cửa, để đóng/ mở cửa.
Các trường hợp phải chú ý khi sử dụng cửa cuốn tấm liền: Phải đóng chốt giật li hợp lại trước khi sử dụng remote hoặc nút bấm điều khiển ở hộp điều khiển phải mở các loại khoá cửa (khoá ngang, khoa âm nền chốt trong) sau đó mới vận hành mở cửa bằng remote hay nút bấm.
Những thông tin an toàn quan trọng: Không được đóng mở cửa khi đang có trẻ nhỏ đi qua; Không cho trẻ nhỏ chơi điều khiển từ xa; Phải đảm bảo chức năng đảo chiều làm việc tốt (được kiểm tra thử khi lắp đặt và nghiệm thu); Nút bấm âm tường phải lắp ở vị trí dễ thao tác và để nhìn thấy, nhưng phải đảm bảo nằm ngoài tầm với của trẻ nhỏ. Điện nối vào động cơ chỉ được thực hiện sau khi thiết kế cửa ra vào đã được lắp đặt xong và thử đóng mở bằng tay nhiều lần đảm bảo lên xuống nhẹ nhàng, cân đối. Không được đấu điện trực tiếp vào động cơ, tự ý đóng mở cửa khi đang có sửa chữa. Công việc sửa chữa phải do người có đào tạo chuyên môn của nhà cung cấp thực hiện.
Lựa chọn và bố trí phụ kiện đi kèm với cửa
Khóa cửa
Để lựa chọn khóa cửa khi thiết kế cửa ra vào và linh kiện phù hợp với ngôi nhà cần phải xác định một số điều kiện sau:
- Phân định kiến trúc công trình thuộc trường phái nào: châu Âu, Mỹ La Tinh, Á Đông v.v…
- Chất liệu cửa: Gỗ thiên nhiên, nhân tạo, sắt, nhôm, nhựa…
- Chức năng cửa: Cửa đi chính, cửa thông phòng, ban công, cửa hậu, sân thượng, nhà vệ sinh, cổng, thoát hiểm, phòng nhạc, massage v.v…
- Đối tượng sử dụng: Người lớn tuổi, khuyết tật, phụ nữ, trẻ em, thanh niên v.V…
- Điều kiện môi trường khu vực: Duyên hải, khu vực độ ẩm cao, nhiễm phèn, ô nhiễm v.v.
Qua những yếu tố trên giúp chúng ta có khái niệm tổng quát về công trình đang thực hiện, tuy nhiên để sự lựa chọn được chính xác cần đi sâu vào các chi tiết nêu trên:
Lựa chọn theo kiến trúc tổng thể: Nhiều ngôi nhà do yêu cầu về thẩm mỹ cao, kiến trúc sư thường yêu cầu các trang thiết bị nội thất, ngọai vi và vật liệu kiến trúc phải phù hợp với tổng thể, do đó, khóa cửa và linh kiện cũng là một yếu tố bắt buộc trên thị trường hiện nay có rất nhiều kiểu dáng, phong cách khác nhau nhưng tập trung vào 4 nhóm:
- Nhóm hiện đại. Với đường nét thẳng, mạnh, màu sắc với tổng lạnh phù hợp với dạng nhà chung cư và nhà phố.
- Nhóm xưa, cổ. Với hoa văn chi tiết làm điểm nhấn chính, thường dùng cho biệt thự nhà xưa, cổ.
- Nhóm hài hòa, cách điệu. Giữa trường phái đông, tây với họa tiết đơn giản, nhẹ nhàng, nhòm này thường được sử dụng cho các nhóm kiến trúc.
- Nhóm đặc thù. Được cách điệu hình tượng (sản phẩm có hình dáng động vật, thiên nhiên và ngành nghề) nhóm này thường dành cho những ngôi nhà có chủ nhân đầy cá tính.
Lựa chọn theo công năng sử dụng : Tùy theo yêu cầu thiết kế cửa ra vào của ngôi nhà về điều kiện an ninh, cháy nổ, chu kỳ sử dụng ý thức bảo quản, nên lựa chọn các loại khóa cho phù hợp.
- Nhà chung cư. Người sử dụng đa thành phần, ý thức về cách sử dụng, bảo quản khác nhau, nên chọn khóa có chức năng đơn giản, dễ sử dụng nhưng chyên dụng, độ bền và khả năng chống đột nhập cao. Đối với những ngôi nhà sử dụng thiết kế cửa ra vào chống cháy phải chọn các loại khóa và phụ kiện đặc biệt.
- Nhà biệt thự. Chọn kiểu dáng phù hợp với kiến trúc ngôi nhà, chất lượng và chức năng hiện đại để thuận tiện về an ninh và sử dụng.
- Nhà phố: Chọn loại có chức năng phổ thông, bao gồm các chức năng chống đột nhập tối ưu.
Lựa chọn màu sắc theo chất liệu cửa: Các lọai thiết kế cửa ra vào có chất liệu gỗ tự nhiên, nhân tạo với màu sắc khác nhau, đều có thể chọn bất kỳ các màu sắc, tuy nhiên cần cân nhắc màu sắc với kiến trúc tổng thể. Các lọai cửa sắt, nhôm nhựa nên chọn các lọai khóa có màu trắng, tuy nhiên đối với các lọai cửa sơn tĩnh điện giả gỗ có thể chọn các loại màu khác như nâu, rêu, vàng.
Lựa chọn theo chức năng của: Cửa chính, gara, cổng rào: dùng ruột chia 2 mặt (khóa trong và khóa ngoài.
- Khóa phòng: dùng ruột chìa mặt ngoài khóa, mặt trong là núm vặn.
- Cửa thoát hiểm: Dùng ruột chìa khóa mặt ngoài.
- Nhà vệ sinh: dùng ruột chia có chức năng thoát hiểm.
- Phòng trẻ em: dùng khóa không chia.
- Cửa hông, cửa hậu, ban công, sân thượng: dùng ruột chìa khóa mặt trong, mặt ngoài bít để loại trừ yếu tố bụi bặm, chống xâm nhập vì mặt ngoài không bao giờ sử dụng tới.
Lựa chọn đặc tính kỹ thuật và chất liệu khóa tay gạt: Một bộ khóa bao gồm các cơ phận: Thân khóa – tay khóa – ruột chìa – chìa khóa.
Thân khóa. Cần xác định thông số của đố cửa (chiều dày và rộng của thanh đứng của cánh cửa) để chọn khóa phù hợp với đố cửa, vì đổ nhỏ sẽ sử dụng loại khóa có nẹp khóa và thân khóa nhỏ, đổ lớn sẽ sử dụng loại khóa lớn, về mặt cơ học nếu cùng chất liệu mà thân khóa càng lớn thì độ bền càng cao, tránh tình trạng các loại cửa sắt dùng thân khóa lớn cho đỗ cửa nhỏ, vì phải cắt kính, cắt cửa và che lại bằng miếng ốp kim loại làm mất thẩm mỹ, tăng chi phí và thiếu an toàn, tốt nhất nên chọn loại thân khóa sau khi lắp ráp, nẹp khóa phải nằm giữa đồ cửa.
Nên chọn mặt thân khóa có chất liệu bằng inox hoặc bằng đồng có bề dày khoảng 3mm, để tránh tình trạng gỉ sét, bị vặn khi cửa bị biến dạng. Chốt gió, chốt khóa của thân khóa nên chọn chất liệu bằng đồng, để tránh tình trạng gỉ, sét và khi thiết kế cửa ra vào cửa bị biến dạng, bị xệ, sẽ hạn chế tình trạng kẹt cửa vì chất liệu đồng sẽ tự bào mòn, giảm ma sát . Đối cửa chống cháy nên chọn các chốt khóa có chất liệu inox chưa khử từ. Lỗ cốt thân khóa phải là inox hoặc đồng để bảo đảm khóa vận hành lâu mà không bị bể.
Ruột chìa. Ổ ruột chìa, chìa khóa, ổ bi, lò xo bắt buộc phải sản xuất từ đồng chính phẩm, để tránh tình trạng bị rít, nặng trong quá trình sử dụng. Cam truyền lực của ruột chia sản xuất bằng thép dầu và thiết kế lệch tâm để tự bôi trơn khi ruột chìa ma sát với thân khóa và chống ăn cắp ruột chìa. Ổ bi của ruột chìa, càng nhiều bi hoặc nhiều hàng bi càng an toàn, ruột chìa delta có 7 bi hoặc 2 hàng 11 bi, ngoài ra còn trang bị thêm chức năng chống khoan, để tránh tình trạng kê gian không mở được ổ bi bằng các dụng cụ chuyên nghiệp, sẽ dùng khoan phá ổ bi để đột nhập.
Tay khóa. Có nhiều loại chất liệu có giá trị từ thấp đến cao như sắt, atimon, nhôm, hợp kim, đồng, inox. Nên lựa chọn theo điều kiện kinh tế, môi trường và nhu cầu sử dụng, cần phải có kinh nghiệm lựa chọn vì rất khó để phân biệt được chất liệu của tay khóa, với công nghệ hiện này, sau khi khóa đã được xử lý, sự khác biệt của bề mặt khóa là khoảng 1%, trong khi giá thành thực tế chênh lệch từ nhóm này với nhóm kia là khoảng 60%.
Đối tượng sử dụng: Người già, phụ nữ, trẻ em nên chọn khóa có là xo nhẹ, lực đàn hồi vừa phải dễ sử dụng Đối với người khuyết tật nên dùng loại khóa có chức năng phù hợp.
Lưu ý: Nên chọn khóa đồng bộ. Tay khóa, thân khóa, ruột chìa cùng một thương hiệu, cùng một tông màu vì các nhà sản xuất đã chọn lựa các loại nguyên liệu và chức năng tương thích, khi sử dụng độ ma sát mài mòn luôn nằm trong giới hạn quy định và bảo đảm tuổi thọ của khóa. Để bảo đảm quyền lợi, nên tìm hiểu về dịch vụ hậu mãi của nhà phân phối chính hãng: Thời gian bảo hành từ 6 tháng – 12 tháng có khi là 36 tháng (hậu mãi càng tốt thời gian bảo hành càng lâu).
Chốt cửa
Với các bộ thiết kế cửa ra vào từ 2 cánh trở lên, bắt buộc phải sử dụng chốt cửa để định vị cánh cửa và khóa cửa an toàn. Để đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ và an toàn, trên thị trường hiện nay đã có nhiều loại chốt âm với các chất liệu từ thấp đến cao như: gang, sắt, đồng, inox, tùy theo giá trị cánh cửa nên chọn loại chốt có chất liệu và chiều dài phù hợp.
Nên chọn loại cửa sau khi lắp ráp vẫn bảo đảm thẩm mỹ, vì chốt được ráp chìm vào bề dày cánh cửa, không nhìn thấy chốt tại bề mặt cửa. Dễ dàng ráp thêm bộ khóa giả tại cánh cửa chết, khi mở cửa, cánh cửa được xếp gọn ở vị trí 180 độ, không làm chật nhà.
Chọn chốt cửa cũng cần lưu ý tới tính an toàn. Sau khi khóa cửa, kẻ gian không thể mở chốt cửa và đẩy bung chốt khóa từ phía trong nhà (cửa đã khóa nhưng vẫn có thể đẩy cửa ra để vô hiệu hóa chốt khóa).
Lựa chọn cửa đi thông phòng cho nhà vệ sinh:
- Thứ nhất, thiết kế cửa ra vào nhựa chịu nước, ẩm tốt. Một số người cho rằng có thể làm cửa gỗ, chỉ cần tránh nước bắn trực tiếp vào, song trong toilet độ ẩm rất cao. Các bạn thử để ý xem lúc tắm nước nóng, hơi nước chẳng bám đầy gương đó sao.Do đó, sẽ rất ảnh hưởng đến chất lượng cửa gỗ, nhất là độ co ngót của cửa và khung. Thế nên trừ khi toilet nhà bạn thực sự thoáng và rộng rãi cũng như gia đình bạn có khả năng bảo trì thường xuyên thì mới nên lựa chọn loại cửa gỗ cho toilet.
- Thứ hai, về giá cả thì cửa nhựa tương đương cửa nhôm và kinh tế hơn cửa gỗ; lắp đặt, thi công đơn giản.
- Thứ ba, không nên dùng loại cửa nhìn cái là biết cửa VS (kiểu như nửa đặc nửa kính). Xem phim nước ngoài hoặc vào các khách sạn lớn thấy họ làm cửa toilet rất đẹp, trông chẳng khác cửa vào các phòng khác; tất nhiên là thường bằng gỗ TN hoặc gỗ CN rồi. Tuy nhiên, phương án cửa gỗ là không phù hợp (do các lý do nêu trên). Trong khi đó, cửa nhựa cũng có thể làm loại pa nô phẳng, có loại có vân gỗ, hình dạng tương tự cửa gỗ thông phòng (có huỳnh, có nẹp…) (mình chưa thấy cửa nhôm nào làm được như thế).
Các bạn nên trực tiếp đến tham khảo ở các cửa hàng chuyên làm cửa để có quyết định phù hợp với điều kiện và yêu cầu sử dụng của gia đình mình.
Tay nắm cửa
Chi là chi tiết nhỏ trong thiết kế nhưng tay nắm cửa chính là điểm nhấn quan trọng thể hiện gu thẩm mĩ của chủ nhân. Một cánh cửa đẹp nhất thiết phải có tay nắm cửa ấn tượng và phù hợp. Ngoài màu sắc và kiểu dáng cửa, tay nắm cửa chính là chi tiết quan trọng giúp cánh cửa không chỉ là một tấm gỗ đơn điệu.
Chất liệu và kiểu dáng tay nắm cửa trên thị trường hiện nay rất đa dạng và phong phú. Tùy theo thiết kế và màu sắc cửa mà bạn chọn tay nắm cửa thích hợp. Lắp đặt tay nắm cửa thường dựa trên nguyên tắc chung: đồng nhất chất liệu, tương phản hoặc tương đồng về kiểu dáng, màu sắc giữa cửa và tay nắm.
Thông thường, cửa gỗ hợp với tay nắm bằng sắt hoặc gỗ. Cửa kính và nhôm hợp với tay nắm bằng hợp kim có màu sắc sinh động. Những kiểu tay nắm bằng sắt uốn thường hợp với cửa thiết kế theo phong cách cổ điển. Nếu chuộng thiết kế hiện đại, bạn nên chọn tay nắm thuôn dài hoặc vuông vức, được làm bằng chất liệu nhẹ, không trầy xước và dùng ít ốc vít bắt vào cửa.
Với cửa ngoài trời, bạn nên chọn tay nắm bằng kim loại chống gỉ để có thể sử dụng được lâu. Ngoài ra, khi chọn tay nắm cửa, bạn nên lưu ý chọn cùng loại tay nắm cho tất cả hệ thống cửa trong nhà để giữ tính đồng bộ của thiết kế chung.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến việc trang trí nội thất phong thủy cổng nhà thì nhanh tay liên hệ đến Nội Thất ICEP để được giải đáp tận tình và chi tiết nhất.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 0937 052 345
Email: noithaticep@gmail.com
Website: https://noithaticep.com/
Địa chỉ Văn phòng: 143 Phạm Huy Thông, Phường 6, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Nguồn tham khảo: Thiệu Cửu Long (2012). Phong thủy trong kiến trúc xây dựng hiện đại Cổng – Cửa Nhà xuất bản Hồng Đức.