Phong thủy là một khái niệm quan trọng trong kiến trúc và thiết kế nội thất. Và thiết kế phong thủy cổng nhà là bước đầu tiên trong quá trình kiến tạo nên một ngôi nhà dồi dào sinh khí. Một căn nhà tiêu chuẩn không chỉ mang nét đẹp thẩm mỹ mà còn phải được thiết kế chuẩn phong thủy để giúp gia chủ thu hút vượng khí. Đối với những người tin vào phong thủy, việc thiết kế cổng và cửa đúng và chuẩn là rất quan trọng để mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ. Hãy cùng Nội thất ICEP nghiên cứu về thiết kế phong thủy cổng sao cho đúng và chuẩn trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên tắc bố trí và thiết kế trong phong thủy cổng – cửa cho nhà ở
Trong tổng thể công trình, cổng đóng vai trò kết nối chặt chẽ về mặt thị giác, thế nên việc chọn cổng không thể xem nhẹ. Thiết kế cổng phong thủy đặc biệt quan trọng vì làm tăng vẻ đẹp và sự thống nhất cho toàn bộ ngôi nhà.
Bạn xem thêm bài viết về:
Thiết Kế Và Thi Công Phòng Đọc Sách Phòng Học Lý Tưởng
Phong Thủy Phòng Khách Tuổi Giáp Tý Mang Đến Phú Quý Và Tài Lộc
Việc bố trí và thiết kế cổng phong thủy sao cho đúng và hiệu quả là vấn đề được nhiều người quan tâm. Chọn loại cửa nào, chọn loại vật liệu nào cho cửa cần căn cứ vào phong cách kiến trúc, nhu cầu sư dụng (đi lại, ngăn chia, khai thác ánh sáng, khai thác thông thoáng, tạo tầm nhìn ngắm cảnh…), đặc thù khí hậu địa phương và vị trí công trình trong bối cảnh chung.
Thiết kế cổng phong thủy phải được đề cập đến và nghiên cứu ngay từ khi thiết kế phương án kiến trúc, chứ không phải cứ vẽ ô cửa trên tường rồi quyết định chọn cửa sau. Một công trình theo lối truyền thống, dân dã với sư thô mộc sẽ không phù hợp nếu dùng cửa nhôm kính; một diện cửa lớn sẽ không tìm đâu ra gỗ có độ dài tương ứng… Và tất nhiên bên canh các yếu tố thẩm mỹ và kỹ thuật đó còn là vấn đề kinh tế, không thể bỏ qua. Cụ thể khi thiết kế phong thủy cổng nhà, nên xác định chất liệu cho cửa trước, sau đó tìm hiểu về viêc phân chia ô thế nào cho đẹp; quy cách đóng mở thế nào cho hợp lý cũng phải nghiên cứu kỹ.
Tùy từng trường hợp và chủng loại cửa mà có giải pháp cụ thể.
- Ví dụ như chỗ mưa tạt nhiều không nên dùng cửa trượt mà dùng cửa mở hất (với cửa nhựa lõi thép), nơi có cửa gỗ ngoài trời phải có mái, có hiên hay ô vãng để bảo vệ cửa; với cửa mở quay tránh cánh lớn quá dễ bị xệ cánh…
- Cửa cuốn chỉ nên dùng cho những nơi ít đóng mở liên tục (thường là một ngày đóng mở một đến hai lần như gara xe, cửa hàng… Cửa cuôn hiện là một sự lựa chọn tối Ưu cho ngôi nhà của bạn với sự dạng vê mẫu mã, màu sắc, tiện ích và có nhiều mức giá thành hợp lý để lựa chọn.
Những ngôi nhà có diện tích hạn chế, để tiết kiệm không gian nên thiết kế loại cửa trượt. Có thể nhận thấy những cánh cửa trượt bằng nhựa UPVC trong thiết kế không gian sinh hoạt ở đô thị hiện nay đã giúp tiết kiệm diện tích và tạo nên vẻ đẹp hiện đại trong căn hộ. Kết hợp với nững hỗ trợ về kỹ thuật tiên tiến như bánh xe, hệ thống ray trượt cao cấp, thậm chí cả điều khiển tự động vận hành bằng hệ thống điều khiển từ xa hay mắt điện tử thông minh, những cánh cửa trượt càng trở nên tiện dụng hơn.
Thông thường có 2 dạng thiết kế dành cho cửa trượt.
- Thứ nhất, là cửa trượt có khung trượt bên ngoài, được lắp vào một thanh trượt hay khung trượt gắn ở phía trên bên ngoài bức tường.
- Thứ hai là cửa trượt âm tường, khi mở được giấu vào bên trong các bức vách.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu mã cửa trượt, người tiêu dùng có thể dễ dàng chọn lựa tùy theo nội thất ngôi nhà như loại cửa trượt 1 cánh, 2 cánh, 2 cánh trượt song song, cửa trượt liền kề nhau… Cửa trượt có thể thích hợp cho mọi loại không gian với chất liệu bể mặt rất đa dạng, có thể bằng gỗ, kính hay nhôm tùy nhu cầu của người tiêu dùng. Những cánh cửa trượt hiện đại không chỉ đóng khung trong chất liệu gỗ truyền thống mà mở rộng với khung kim loại cao cấp hay nhựa tổng hợp, mà tiêu chí đầu tiên là phải nhẹ và bén.
Với chất liệu ấy, cửa trượt có thể sử dụng ở rất nhiều nơi trong không gian nội thất, từ phòng khách đến phòng ngù, cả buồng tắm, nhà bếp và những khu vực kho chứa đó. Màu sắc luôn giữ vẻ trang nhã, trung tính cho bản thân mỗi cánh cửa cũng như cho cả không gian mà nó đặt vào, những gam màu gỗ tự nhiên cho không gian nội thất nhà ở, những gam màu lạnh ánh kim loại cho những không gian sinh hoạt hiện đại.
Xu hướng thiết kế phong thủy cổng nhà hiện nay
Xu hướng lựa chọn kiểu dáng khi thiết kế phong thủy cổng nhà hiện nay thiên về các hình thức đơn giản, từ chi tiết đến tổng thể bằng cách lược bớt các yếu tố không cần thiết. Ngoài cách trang trí cho cổng bằng các họa tiết, nhiều người sử dụng các loại cây phù hợp có thể leo quanh cổng hoặc trồng tại chân tường gần cổng.
Ngăn cách kết nối tự nhiên giữa cổng và ngôi nhà đặc biệt tạo hiệu quả vào ban đêm khi khéo léo bố trí thêm những loại đèn hắt giấu nguồn sáng trong các bụi cây để ánh sáng phản chiếu một phần cổng, tạo ra một số hiệu ứng ánh sáng hiệu quả cao với thị giác.
- Với những căn biệt thự có sân vườn rộng, chọn loại cổng thưa nhưng vẫn đảm bảo an toàn thường làm bằng thép và sơn màu dịu mát như xanh, xanh ghi vì những màu này hài hòa với cây cảnh bên trong vườn.
- Với những ngôi nhà có sân vườn nhỏ, do diện tích hẹp thường hạn chế vể tầm nhìn nên sử dụng loại cổng thưa có các nan không quá to. Với những ngôi nhà và khu vườn xây theo kiểu gần gũi với thiên nhiên – thường ở vùng ngoại ô, có khoảng không gian rất rộng, không đặt nặng vấn đề an ninh, cổng thường làm rất đơn giản, có khi chỉ có ý nghĩa ước định về ranh giới khu đất.
- Những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách Châu Âu, cổ điển, gia chủ thường thiết kế cổng phong thủy theo một phong cách riêng, thường là cổng sắt với nhiều họa tiết hoa văn, tổng thể bố cục rõ ràng và sơn màu tối.
Trước đây, cổng rào khi được xây dựng thường có mục đích là bảo vệ cho căn nhà, tách biệt không gian sinh hoạt gia đình với xã hội. Hiện nay, khi dựng cổng ngoài mục đích bảo vệ, tính mỹ thẩm mỹ của cổng cũng được quan tâm hơn.
Cổng có thể được chia làm hai hình thức:
- Cổng trang trí: Có tính mỹ thuật cao nhưng đôi lúc không an toàn vì đường nét thiết kế mang tính ước lệ.
- Cổng an toàn: cổng phải bảo đảm trộm cắp không vào được bên trên rào lưới, kẽm gai nhưng vẫn có tính mỹ thuật.
Đối với nhà có chiều ngang hẹp, thường dùng cổng có chiều cao vừa phải để tránh cảm giác mất cân đối. Đối với những căn nhà có chiểu ngang rộng thường dựng cổng cao từ 2,5m trở lên, tránh cảm giác nhà không thanh thoát.
- Các chấn song phải được làm chắc chắn, bên trên có các đinh chông nhọn.
- Trên cổng thường có những họa tiết, hoa văn trang trí để không cảm thấy đơn điệu và nặng nề.
- Để tạo nét cổ điển, trên cánh cổng thường lắp thêm các họa tiết bằng gang đúc, sắt rèn hay uốn sắt thành những họa tiết, hoa văn lạ.
- Phía trên cổng có thể dựng thêm mái vòm bằng ngói âm dương, để tạo nên sự cách điệu không gian, lúc này ngôi nhà tuy hiện đại nhưng vẫn giữ nét cổ kính.
Khi sửa cổng phải xây trụ cổng mới, vì cổng sẽ được hàn bản lề vào những cây sắt trong trụ, giúp cửa cổng luôn luôn vững chắc, lâu ngày không bị xệ. Trụ cổng khi xây phải làm móng chắc chắn, xây gạch đinh hoặc đổ trụ bê tông cốt thép và hài hòa với kiến trúc căn nhà.
Lưu ý: Cổng xây trên nền đất yếu phải làm móng cột cổng chắc chắn, nển đất phải được gia cố bằng cừ tràm để tránh lún, nghiêng, sụp trụ cổng sau này. Nếu nển đất tốt không cần gia cố, chỉ cần làm móng đà hay gạch là đủ. cổng có thể làm 2 cánh hoặc 4 cánh, cổng 2 cánh thường có bề rộng khoảng 2 – 2,5m, đối với cổng trên 4m nên làm 4 cánh để khi thường xuyên sử dụng chỉ dùng một cánh, vừa nhẹ vừa tiện lợi. Khi có ô tô thì mở cả 4 cánh rất thuận tiện.
Phong thủy cổng nhà khi xây dựng biệt thự nhà vườn
Thiết kế cổng phong thủy có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định thẩm mỹ tổng thể của ngôi nhà. Cổng được thiết kế và xây dựng hợp lý sẽ làm tăng vẻ đẹp và giá trị của ngôi nhà. Vì vậy, ở những biệt thự nhà vườn có ưu thế về diện tích, gia chủ sẽ dành khoảng không gian trước nhà để thiết kế cổng và lối vào ấn tượng, tăng vẻ đẹp nhẹ nhàng, bình yên cho ngôi nhà.
Gia chủ thường chọn loại cổng gỗ giúp tôn lên vẻ đẹp mộc mạc và thân thiện với môi trường. Tùy vào từng thiết kế của nhà vườn để bạn có thể chọn cho ngôi nhà của mình màu sắc gỗ phù hợp. Đối với không gian biệt thự, kiến trúc sư thường chú trọng đến nét đẹp đơn giản, hiện đại. Vì vậy, ngoài việc chọn loại cổng gỗ sơn màu trắng tinh khôi, nhiều gia chủ đã chọn kiểu cổng chất liệu sắt, thép để sự kết nối không gian giữa cổng, sân vườn và biệt thự được liền mạch hơn.
Để không gian thêm dịu mát và hòa cùng sác xanh cùa câv cỏ xung quanh, hầu hết cổng của các căn biệt thự, nhà vườn đều chọn pháp trồng hoa, cây leo Tùy thuộc vào màu của ngoại thất ngôi nhà gia chủ có thể tìm cho chiếc cổng nhà mình một sắc hoa phù hợp để trổng. Những bông hoa với sắc màu rực rỡ nở rộ trên chiếc cổng như lời chào đón thần thiện, lời mời nổng nhiệt những vị khách ghé thăm nhà, đem đến thiết kế phong thủy cổng nhà như được hấp thụ linh khí của đất trời. Mỗi một chiếc cổng đều có vẻ đẹp riêng của nó và chính vẻ đẹp đó đã tạo điểm nhấn ấn tượng tôn lên vẻ đẹp duyên dáng và mềm mai cùa ngoại cảnh căn nhà.
Để không gian thêm lãng mạn, bạn có thể treo đèn hắt từ 2 phía chân của cổng lên trên để những buổi tối, không gian ngoại cành nhà bạn sẽ thêm đẹp lung linh hơn. Sơn cổng cùng màu với hoa leo trang trí xung quanh cũng là một ý tưởng thú vị giúp không gian này thêm nổi bật và bắt mát.
Thiết kế cổng phong thủy cho nhà phố
Cần thiết kế cổng phong thủy cho nhà phố phù hợp với diện tích tổng thể cùa ngôi nhà, nhiều gia chủ chì quan tâm đến thiết kế nhà nhưng không chú ý đến thiết kế cổng nên sẽ rất mất cân đổi với ngôi nhà và cổng. Khi thiết kế phong thủy cổng nhà cho nhà phố, nên chọn lại cổng khi khép lại, không khập khểnh, và không nhìn được vào bên trong nhà là tốt nhất. Hiện nay có nhiều người thích cổng có lỗ để nhận dạng khách đang đứng ngoài cổng. Tuy nhiên, cổng liền một khối và vững chắc mới tốt. Nên thiết kế phong thủy cổng có hình vòm cung úp xuống. Điều này tượng trưng cho việc bạn sẽ đạt được tất cá các mục tiêu còn ngược lại, hình vòm cung lõm xuống ở giữa thì rất có thể bạn sẽ gặp nhiều thất bại trong sự nghiệp.
Bố trí và thiết kế cửa phong thủy hiện đại trong kiến trúc – xây dựng hiện nay
Thiết kế phong thủy cửa đi chính cho nhà ống – nhà phố
Không gian nhà phố vốn bị bó hẹp theo dạng hình ống, nếu không chú ý bố trí hệ thống cửa (khí khẩu) hợp lý sẽ khiến ngôi nhà thiếu sinh khí. Việc phân bố này phụ thuộc vào nguyên lý âm dương và tránh trực xung.
Cùng một mặt trước nhà phố, nếu mở cửa suốt các lầu thì càng lên nắng gió ra – vào sẽ càng nhiều hơn so với các tầng dưới thấp. Do đó, bạn nên căn cứ theo thực chất không gian để phân bố cửa. Với những phòng ở trên cao, nhiều mặt tiếp xúc môi trường bên ngoài, tính dương nhiều, bạn phải mở hạn chế, có che chắn để ánh sáng nua chói chang. Ngược lại, phòng ở dưới thấp, bị che chắn ẩm thấp tối, cửa nên mở sao cho tăng cường nhiêu ánh sáng.
Thiết kế phong thủy cửa đi chính cho biệt thự
Cửa chính ra vào là dấu hiệu ngăn cách không gian bên trong và bên ngoài, là nơi tập trung hội tụ của sinh khí, là bộ mặt của ngôi nhà. Bởi vậy cửa ra vào của ngôi nhà đặc biệt là những ngôi biệt thự được lắp đặt như thế nào là một điều rất quan trọng.
- Người ta quan niệm bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc được trấn giữ bởi 4 con vật được xem là tứ linh: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ.
- Khẩu quyết của phương hướng như sau: tiền Thanh Long, hậu Huyền Vũ, tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ.
Cửa lớn (chính) của ngôi nhà thông thường có 4 cách chọn phương hướng để mở, đó là:
- Mở cửa hướng Nam (cổng Chu tước)
- Mở cửa bên trái (cổng Thanh Long)
- Mở cửa bên phải (cổng Bạch Hổ)
- Mở cửa hướng Bắc (cổng Huyền Vũ).
Trước cửa nhà có minh đường là đại cát, nếu trước cửa có bồn hoa, đất bằng phẳng, có bãi đỗ xe… thì cửa mở ở chính giữa là tốt nhất. Nếu trước mặt không có minh đường, xây cửa lệch về phía bên trái là hợp lý hơn cả vì bên trái là hướng của Thanh Long, một biểu tượng được coi là đem đến sự cát lành.
Phía bên phải là vị trí của Bạch Hổ, theo quan niệm hướng Bạch Hổ là vị trí hung, nếu xây cửa hướng này sẽ không đẹp. Nếu xây cửa ở hướng của Huyền Vũ (hướng Bắc) lại càng không tốt. Người xưa cho rằng đó là hướng của Quỷ môn (có nghĩa là “bại Bắc”). Do đó, khi thiết kế cửa chính cho biệt thự nhất định không được xây ở hướng này.
Thiết kế phong thủy cửa đi chính cho chung cư
Các căn hộ chung cư được thiết kế theo dãy, cửa chính ra vào thường đối diện nhau, một số căn hộ còn ở vị trí bất an như hem hành lang hay chân cầu thang, do đó khí vận chuyển sẽ không được lưu thông tốt, còn bị xung đối với căn hộ đối diện.
Ngoài ra, còn một sự bất tiện nữa là khi đứng ngoài cửa chính, co thể quan sát thẳng vào phòng khách và nhà bếp. Các kiến trúc sư thường sử dụng vách ngăn hờ tách riêng bếp và phòng khách để tránh bêp và cửa chính có thể nhìn thông nhau, vách này cũng có tác dụng trang trí và để vật dụng trong nhà.
Đối với nhà chung cư hoặc nhà liên kế được xây dựng sẵn thì việc điều chỉnh cửa trở nên khó khăn vì các ràng buộc sẵn có. Tim cách chỉnh lý cửa bằng các thủ pháp “mềm” sẽ hiệu quả hơn và không phá vỡ kết cấu ổn định của căn hộ.
Khi chọn mua căn hộ, cần để ý nhằm tránh các bất lợi do hệ thống cửa gây ra. Trực xung đối môn do hai căn hộ có cửa nhìn thẳng vào nhau tạo luồng gió hút, tầm nhìn xuyên thấu và tiếng ồn lan truyền qua lại giữa hai nhà. Nếu bố trí khoảng đệm hoặc xử lý bằng tủ, bình phong, chậu cây… thì đối môn được hóa giải.
Một dạng trực xung khác là cửa căn hộ mở thẳng ra câu thang hoăc cuối hành lang đâm thẳng vào. Tạo những khoảng đệm để bảo vệ hữu hiệu luồng khí trong nhà.
Đối với các căn hộ ở trên cao, nhiều mặt thoáng, nắng chói và gió mạnh, giải pháp dùng rèm, nan chớp hoặc bình phong là tốt nhất cho cửa Dùng chạt liệu gỗ, vải, kim loại, hay mây tre… nên dựa trên cơ sở cân bằng âm dương và hài hòa ngũ hành.
Thiết kế phong thủy cửa đi thông phòng
Bên cạnh việc tập trung chú ý vào cửa đi chính, bạn cũng đừng quên những cửa đi thông phòng dẫn sinh khí vào nhà, nhất là loại cửa thông phòng hỗ trợ cửa chính. Căn hộ thường có nhiều nhất là hai cửa, một cửa đi chính và một cửa đi phụ.Tuy nhiên, nhà riêng có thể có nhiều cửa,| bao gồm cả cửa gara mở vào nhà, cũng như cửa dẫn ra vườn.
Vị trí cửa đi thông phòng nên hỗ trơ năng lượng của cửa đi chính. Ví dụ, nếu cửa chính ở hướng Nam thì cửa phụ ở hướng Đông hoặc Đông Nam sẽ tăng cường cho cửa chính một cách đáng kể trong việc mang đến thành công cho gia chủ.
Những không gian cần tĩnh lặng, tính âm nhiều như phòng ngủ, bố trí cửa phải chú ý tránh vùng dương tác động trực tiếp vào người sử dụng. Vùng dương trong mỗi căn nhà còn là vùng di chuyển thường xuyên, nên mở nhiều cửa tức là thêm nhiều lối đi lại, dương thịnh quá cũng không tốt. Bạn phải dùng màn che chắn để giảm nắng gió cũng như tầm nhìn từ ngoài vào.
Những không gian chuyển tiếp, vùng tranh tối tranh sáng như ô cầu thang, lối vào phòng, hành lang không nên mở cửa quá rộng hoặc thẳng hàng nhau dễ tạo ra hiện tượng gió lùa, gây trực xung trong nhà ống hẹp.
Nhà bếp với các không gian liên quan như soạn, rửa, bàn ăn… can phân bố cửa đúng chức năng. Khu vực đun nấu cần sáng sủa nhưng không được lộ thiên hay ngay cửa sổ (vì gió hút vào dễ gây tạt lửa).
Kinh nghiệm thiết kế phong thủy cổng và bố trí cửa giảm thiểu chi phí
Quan niệm xưa nay đều thích làm cửa bằng gỗ xẻ do đẹp, bén. Do nhu cầu ngày càng cao, nguồn gỗ rừng lại hạn chế nên giá cửa gỗ đã tăng cao rất nhiều, chi phí cho cửa gỗ của một ngôi nhà có thể chiếm tới 3/10 số tiền bỏ ra xây ngôi nhà đó. Chi phí này có thể giảm bớt đáng kể để dành tiền cho các việc khác nếu cân nhắc các điểm sau:
- Cửa mở ra ngoài nhà nên ưu tiên làm chắn hơn các cửa trong nhà như cửa vào phòng ngủ, vào kho, vào phòng vệ sinh.
- Giảm tối đa việc dùng gỗ tự nhiên, cân nhắc thay thế bằng cửa sắt, cửa nhựa, cửa khung nhôm kính và cửa gỗ công nghiệp (dăm gỗ ép).
- Một giải pháp còn ít được áp dụng là cửa có khung xương bằng gỗ, nhựa hoặc thép hộp, hai mặt đóng gỗ dán. Cửa loại này sẽ nhẹ nhàng, dễ trổ ô kính, chớp, dễ sơn phủ màu sắc và tiết kiệm hơn.
- Khuôn cửa không nhất thiết phải làm gỗ đặc nguyên khối, có thể làm khuôn đơn hoặc khuôn kép kiểu lắp ghép để giảm bớt khối lượng gỗ mà vẫn tạo vẻ đẹp như khuôn kép truyền thống.
- Cửa và khuôn cửa làm từ nhiều chi tiết nhỏ lắp ghép còn hạn chế việc co ngót, cong vênh của gỗ liền tấm do gỗ chưa được phơi sấy kỹ trong các xưởng thủ công.
- Nên làm cửa 1 hoặc 2 cánh, nhiều hơn sẽ dễ bị sệ cánh, gây khó đóng mở về sau.
- Cửa đi mở tựa vào tường nên làm con đỡ cửa gắn trên tường hoặc sàn để tránh đập cánh cửa mạnh vào tường mỗi khi mở.
- Kích thước cánh nên vừa phải, không nên rộng quá gây tốn kém và khó kê đồ đạc. Kích thước 1 cánh cửa sổ nên từ 45-60cm, cửa đi từ 60- 90cm là phù hợp.
- Miền Bắc và bắc Trung bộ nên cân nhắc làm cửa 2 lớp “trong kính ngoài chớp” để phù hợp với khí hậu 4 mùa.
Chú ý: Với các cửa có lắp khóa chìm, nhất thiết phải lắp loại khóa mở từ bên trong không cần dũng chìa (chỉ mở bằng chìa khóa từ bên ngoài, bên trong xoay chốt, tay quay). Lý do là để thoát người kịp thời trong tình huống nguy hiểm như cháy nổ. Một số nước đã quy định điều này trong tiêu chuẩn xây dựng.
Nội Thất ICEP – là công ty thiết kế & thi công nội thất chuyên nghiệp, uy tín. Chúng tôi có hơn 10 kinh nghiệm trong ngành với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư chuyên nghiệp, sáng tạo, giàu kinh nghiệm. Nội thất ICEP cam kết 100% chất lượng sản phẩm và 100% thi công giống bản vẽ 3D.
Liên hệ với ICEP nếu bạn cần tư vấn miễn phí nhé:
- Hotline: 093 705 2345
- Địa chỉ: 143 Phạm Huy Thông, Phường 6, Gò Vấp, TP. HCM
- Fanpage: ICEP DECOR – Thiết Kế Nội Thất Chung Cư Căn Hộ Chuyên Nghiệp
Được trích dẫn: Thiệu Lữ Long (2012). Phong thủy trong kiến trúc, xây dựng hiện đại cổng – cửa. Nhà xuất bản Hồng Đức.