Có thể nói trong quá trình tìm mua, lựa chọn nhà ở, yếu tố ngoại cảnh thực sự đóng vai trò quan trọng, vì nó tác động rất lớn đến sự nghiệp, vận mệnh của gia chủ và các thành viên trong gia đình. Vậy nên, bạn cần xem xét cẩn thận yếu tố này trước khi quyết định “xuống tiền” cho tổ ấm của mình.
Bạn biết đấy, một ngôi nhà có phong thủy ngoại cảnh không tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, suy nghĩ, sức khỏe và các mối quan hệ của mọi người sống trong nhà. Để tìm hiểu vấn đề sâu hơn, Nội Thất ICEP gửi đến bạn thông tin chi tiết “Phần 1 – Tổng quan về nhà ở có ngoại cảnh hài hòa phong thủy” xoay quanh nội dung phong thủy ngoại cảnh là gì, những sai lầm phổ biến khi mua nhà, những điều nên làm khi xây dựng phong thủy ngoại cảnh.
Giới thiệu chung về phong thủy ngoại cảnh
Nhà ở có quan hệ mật thiết với cuộc sống hàng ngày của con người. Chúng ta trải qua gần một nửa thời gian ở trong nhà, đặc biệt là trẻ em và người già. Nhà ở không chỉ là nơi mọi người trong nhà đoàn tụ, nghỉ ngơi và ngủ, mà còn là nơi học tập, giải trí. Vì thế, việc phân định không gian nhà ở càng ngày càng được chú trọng.
Để có được căn nhà có môi trường không gian tốt, điểm mấu chốt là chọn địa điểm. Bởi vì một khi chúng ta quyết định địa điểm cư trú, có thể sẽ sống ở đó suốt đời, nên việc chọn địa điểm nhà ở vô cùng quan trọng. Vậy chúng ta phải làm thế nào để có thể chọn được một căn nhà tốt? Theo ý các chuyên gia: “Nhà ở cần 10-20 năm không lạc hậu, 30-50 năm có thể cải tạo”. Nên chọn nhà ở môi trường không gian thế nào là vấn đề khiến cho người mua nhà rất lúng túng. Vì bao nhiêu năm nay, chúng ta luôn ở trong những căn nhà nhỏ hẹp, kết cấu không hợp lý, đối với kiểu nhà tốt thậm chí không hề có một khái niệm gì. Nhà ở là nơi con người an thân, sinh hoạt hàng ngày, bố cục và sự cân bằng âm dương Ngũ Hành của nó tất nhiên sẽ có ảnh hưởng nhất định đối với người cư trú. Nhà có âm dương cân bằng, bố cục tốt, thông gió và lấy ánh sáng đầy đủ, sẽ góp phần nâng cao sự phát triển của con người. Ngược lại nhà ở có Ngũ Hành thiên lệch, âm dương mất cân bằng, bố cục không tốt, sẽ có tác dụng hạn chế, can thiệp và phá hoại đối với con người.
Có thể bạn cũng quan tâm đến chủ đề phong thủy với các bài viết sau:
- “Bật Mí” Thiết Kế Phòng Khách Hợp Phong Thủy Rước Ngay Tài Lộc 2023
- Đừng Bỏ Qua 30 Mẫu Thiết Kế Nội Thất Nhà Phố 5x20m Đang Gây Bão 2023
- Thiết kế nội thất nhà phố
Theo quan niệm của người xưa, xây nhà ở nơi kề cận sơn thủy, vì thứ nhất làm nhà dựa vào núi, vào mùa hè, cây cối xanh tươi trên núi có thể làm giảm bức xạ của ánh nắng mặt trời, điều tiết khí hậu nóng bức. Mùa đông thì có thể giảm tốc độ gió, ngăn gió cát, tránh được luồng không khí lạnh. Thứ hai là ở gần nước sẽ tiện cho sinh hoạt, hơn nữa, sự lưu thông của nước và hơi nước bốc lên còn có thể điều tiết không khí tự nhiên, thanh trừ vật ô nhiễm. Thứ ba, làm nhà kề sơn cận thủy phải chọn nơi thổ chất khô ráo, có độ dốc nhất định, không nên làm ở nơi chân núi ẩm ướt. Vì nơi u ám ẩm ướt thì mùa đông lạnh lẽo, mùa hè nóng bức dễ sinh vi khuẩn, vi rút và các vi sinh vật có hại khác. Làm nhà dưới gốc cây to cũng không tốt. Khi làm nhà cần chú ý khoảng cách giữa nhà và nhà để đảm bảo việc lấy ánh sáng và thông gió của mỗi căn nhà.
Bạn có thể xem các chủ đề thiết kế nội thất liên quan đến phong thủy tại chuyên mục
Môi trường không gian nhà ở chính là cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân văn bên trong và xung quanh tiểu khu nhà ở. Hiện nay, yêu cầu của con người đối với môi trường không gian nhà ở càng ngày càng cao. Người hiện đại rất chú trọng cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân văn. Vậy làm thế nào để đạt được môi trường không gian ưu mỹ? Ở nông thôn, do trong khuôn viên nhà có nhiều đất trống, có thể trồng cây ăn quả, vừa mỹ hóa môi trường, lại vừa thu được hiệu quả kinh tế. Hai bên nhà có thể trồng một số loài hoa cỏ, như vậy sẽ làm cho môi trường cư trú tươi đẹp hơn.
Ở thành phố, môi trường có không gian nhỏ hẹp, đất trống xung quanh nhà rất ít, bạn chỉ có thể tận dụng ban công, bệ cửa sổ, tường để bố trí hoa cảnh. Tuy thời gian gần đây, môi trường không gian nhà ở đã được chú trọng nhiều hơn như trồng cây cối trong ngoài tiểu khu nhà ở, kiến tạo giả sơn, đài phun nước, tượng điêu khắc… Nhưng những cảnh quan nhân tạo này cũng không đẹp bằng cảnh quan thiên nhiên, thậm chí còn phá hoại sự hài hòa của cảnh quan vốn có.
Con người là một sinh vật chịu sự chi phối của từ trường vũ trụ, không thể tách rời định luật của vũ trụ. Định luật vũ trụ lại có quan hệ mật thiết với nơi cư trú và đời sống của con người. Vậy nên, chọn được địa điểm nhà ở tốt, bệnh tật tai họa sẽ giảm, còn nếu chọn địa điểm cư trú ở nơi sơn cùng thủy tận thì sự nghiệp sẽ không tốt, bệnh tật liên miên và hôn nhân có vấn đề. Chúng ta sống trong môi trường thiên nhiên, thiên nhiên đã trao cho chúng ta núi, sông, hoa cỏ, cây cối… chúng tương hợp, tương sinh, tương khắc trong trời đất một cách khéo léo, hình thành nên các cảnh quan thiên nhiên. Con người thì lại tạo ra một số cảnh quan kiến trúc như cảnh quan môi trường, cảnh quan nhân văn, vườn cây nhận tạo để xây dựng môi trường không gian thoải mái, xinh đẹp. Dù là cảnh quan thiên nhiên hay cảnh quan nhân tạo, cũng đều nảy sinh phản ứng về vật lý, sinh lý và tâm lý đối với chúng ta. Những phản ứng này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, sự nghiệp của chúng ta.
Những sai lầm thường gặp khi lựa chọn nhà ở
Thứ nhất, do ảnh hưởng bởi kế hoạch kinh tế nhiều năm nên vẫn kiên trì cư trú trong không gian nhà ở mà “ở điều kiện thích hợp, kinh tế và hợp khả năng mới chú trọng kiến thiết cảnh quan tiểu khu và mỹ quan kiến trúc” này.
Thứ hai là muốn mời kiến trúc sư nước ngoài thiết kế là do cho rằng họ thiết kế có môi trường tốt và khả năng tiêu thụ cao. Nhưng vốn nhà ở do nhà thiết kế nước ngoài thiết kế lại không phù hợp với người trong nước, vì môi trường cư trú và môi trường sinh hoạt đều khác, hơn nữa, mỗi nước có văn hóa cư trú riêng.
Thứ ba, quan niệm kiến tạo nhà ở có môi trường không gian xanh chỉ là việc của nhà khai thác là một quan niệm sai lầm. Để có thể chọn được môi trường nhà ở tốt, trước tiên chúng ta phải xem đường sá, bóng cây ở tiểu khu có hoàn thiện không, cảnh quan đường sá, cảnh quan kiến trúc, cảnh quan xanh hóa, cảnh quan giao thông, ánh đèn cảnh đêm… có hài hòa không, giữa nhà và nhà hoặc tầng lầu và tầng lầu có gọn gàng, chỉnh tề không, độ lớn nhỏ, cao thấp, tiến thoái có thích hợp không.
Thứ tư, quan niệm môi trường không gian xanh là trồng nhiều cây cối hoa cỏ trong nhà là quan niệm sai lầm. Trồng cây cỏ là bộ phận chủ yếu của việc xanh hóa môi trường không gian, nhưng không thể trồng cây cối hoa cỏ một cách tùy tiện. Môi trường không gian xanh nên là kiểu vườn cây, kiểu cảnh quan và kiểu sinh thái. Cho nên, để chọn được môi trường không gian nhà ở tốt, trước tiên phải chú ý đến cảnh quan trong tiểu khu, chú ý xem cái đẹp hình thức và về thị giác có hài hòa không, cảnh quan xung quanh tiểu khu có làm cho mình cảm thấy thoải mái về tâm lý và tinh thần không.
Những điều nên và không nên khi xây dựng phong thủy ngoại cảnh cho nhà ở
Nên có sông nước ở phía trước ngôi nhà
“Nước xanh quanh sân, núi xanh ngoài lầu”, môi trường sống tựa như tiên cảnh này đã quá cách xa với cuộc sống con người hiện đại. Thế nhưng, thông qua lối kiến trúc hiện đại, người ta vẫn có thể tạo ra một nhà vườn khá lý tưởng. Chẳng hạn như đài phun nước nhân tạo là thứ mà người thời xưa khó mà tưởng tượng được, nhà cao chọc trời cũng là thứ mà người xưa không thể làm được. Tuy nhiên, về độ cao thấp của địa thế, độ rộng rãi của minh đường, tầm nhìn xa, hệ nước nhân tạo… thì cho dù là nhà cao tầng ở thành phố hiện đại cũng vẫn chỉ được xem ngang như kiến trúc của người xưa.
Về “tàng phong tụ khí” – nội dung chủ yếu của phong thủy, môi trường sống của người hiện đại cũng không có gì khác biệt lớn so với môi trường sống của người xưa. Kênh Đại Vận hà chẳng phải là kênh đào nhận tạo hay sao? Đồi Cảnh Sơn ở Bắc Kinh chẳng phải do con người tự dựng nên sao? Sức “tàng phong tụ khí” của nó không hề thua kém so với sông núi của thiên nhiên. Vì vậy, người hiện đại khi nói về phong thủy, không nhất thiết phải theo đuổi cái gọi là khí thế của “nước sông Hoàng Hà từ trên trời đổ xuống”, hay sự hùng vĩ của “những đợt sóng uốn lượn quanh Ngũ Lĩnh”, chỉ cần hiểu được cái tinh túy của phong thủy, đồng thời kết hợp với khoa học tự nhiên để lý giải, thì trong số những tòa nhà cao tầng ấy, chắc chắn sẽ có được ngôi nhà “nghênh tường nạp phúc”, “ba dãy bảy tòa”, “vượng đinh vượng tài”… Người xưa thường nói: “Đi được 10 bước, chắc chắn sẽ có cỏ thơm; trong 10 ngôi nhà, chắc chắn có nhà trung tín”.
Một con sông nhỏ nằm ngang phía trước, một sườn núi dựng đứng phía sau nhà được coi là một môi trường sống lý tưởng nhất. Vì phía sau dựa vào núi nên có thể “tàng phong tụ khí”, địa hình vẫn là “trước thấp sau cao” mà lại vững chãi như núi; phía trước có minh đường rộng lớn, giúp cho tầm nhìn được mở rộng; con sông nhỏ bao quanh, khiến cho ngôi nhà trở nên mát mẻ. Thế nhà quanh co thì sẽ có tình, có tình thì sẽ hài hòa, hài hòa sẽ cát lợi. Phía trước nhà có nước hoặc đài phun nước, thuật ngữ phong thủy gọi là “tụ thủy trước nhà”, tụ thủy thì sẽ có tài, có tài sẽ có phúc. Về mặt tâm lý, nước tượng trưng cho phúc khí. Thực ra điều này xuất phát từ ý nghĩa của người xưa, trước nhà có nước thì sẽ giúp con người không phải đi gánh nước ở nơi xa. Đối với người xưa, sự tiện lợi trong cuộc sống cũng chính là một cái phúc.
Cuộc sống hiện đại ngày nay khó có thể tìm được một ngôi nhà mà cần gió có gió, cần nước có nước. Thế nhưng, nhà ở hiện đại tuy không có được nguồn nước tự nhiên, nhưng lại hoàn toàn có thể dùng biện pháp nhân tạo để bổ trợ cho thiếu sót này. Ví dụ hiện nay, phía trước nhiều trung tâm thương mại đều có thiết kế đài phun nước nhân tạo, tuy là công trình kiến trúc hiện đại, nhưng lại tuân theo những kiến trúc phong thủy truyền thống. Đài phun nước có tác dụng cầu tài, ngụ ý tiền của dồi dào bất tận nên rất phù hợp khi đặt Trung tâm thương mại là nơi thường xuyên diễn ra các giao dịch thương mại tài chính.
Trong phong thủy, nước thường được coi là tài, vì vậy luôn yêu cầu phía trước cửa nhà phải có một hồ nước hoặc ao nước. Nhưng cần chú ý là, nước ở trước cửa cũng cần phải phân biệt xem là nước như thế nào. Trong phong thủy học, nước được chia thành nước chết, nước sống, nước có tình, nước vô tình.
- Nước chết: Là chỉ nước vẩn đục, ô nhiễm, bốc mùi hôi thối, không có sức sống. Loại nước này tất nhiên là không có lợi cho môi trường sống, không có lợi cho sức khỏe con người, càng không thể đem lại cho con người cảm nhận tốt đẹp.
- Nước sống: Là chỉ nước trong xanh, trôi nhè nhẹ nhưng vẫn tràn đầy sức sống. Loại nước này khi trôi nhè nhẹ sẽ đem lại sức sống và cảm giác tươi mới cho môi trường sống của con người. Để cho dòng nước sống trôi chảy xung quanh nơi ở, phong thủy học gọi là dẫn tài khí vào nhà. Nước sống chính là nước có tình, còn nước chết là nước vô tình.
Ngoài ra, phải chú ý đến thế nước chảy, xem dòng nước chảy trước nhà là dòng nước êm đềm, hiền hòa hay ào ạt dữ dội.
- Nước có tình: Nếu nước chảy chậm rãi thì đó chính là phong thủy tốt. Nếu nhà ở đối diện với hồ nước, hồ bơi, sóng vỗ êm đềm thì sẽ khiến cho con người cảm thấy tâm trạng thoải mái, thanh thản có lợi cho sự nghiệp phát triển ổn định và lâu dài.
- Nước vô tình: Nếu thế nước gấp gáp sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng của con người, thậm chí khiến cho tâm thái cảm thấy bất ổn, từ đó dễ khiến cho sự nghiệp nhanh chóng đi đến thất bại. Dòng nước đối diện với ngôi nhà nếu là biển lớn, sóng vỗ dữ dội, sóng cao gió cả, sẽ không đem lại khí tốt lành, hài hòa. Cảnh tượng ở biển ngoài việc khiến cho nguồn lực tài chính trở nên bất ổn, còn gây ảnh hưởng đến tâm lý con người. Con người nơi đây phải luôn sống trong tiếng sóng biển ồn ào vỗ vào bờ, rồi những cơn gió mạnh thổi vào hàng ngày khiến cho tâm tư của họ không còn được thanh thản, tinh thần trở nên căng thẳng. Ngoài ra, những ngôi nhà đối diện với biển nhưng không được quá gần biển. Nếu nhà quá gần biển thì phong thủy học cho rằng sẽ phạm phải “cát cước sát” (họa cắt đứt chân), khiến cho nhà ở không được dài lâu, khó tụ tài khí. Trên thực tế, nhà ở quá gần biển dễ bị xâm nhập và tấn công bởi thủy triều, sóng biển và gió lớn trên biển. Một ngôi nhà như vậy sẽ thiếu đi cảm giác an toàn.
Không nên xây dựng vườn nhà bên bờ sông lở
Nhà phong thủy học Thanh Hùng Khởi từng nói: “Thường là khi đến một thôn làng nào đó, việc đầu tiên là xem hình thế của sông nước nơi đó, nước mà bão biên (nước ôm lấy bờ) thì có thể tìm đất, nước mà phản biên (nước chảy ngược bờ) thì không thể chọn”. Cái gọi là bão biên, cũng chính là bão thủy, là chỉ bên bồi (khúc cong bên trong) của dòng sông, thích hợp cho việc xây nhà; cái gọi là phản biên, cũng chính là phản thủy (hoặc bối thủy) là chỉ bên lở (khúc cong bên ngoài) của dòng sông, nói chung không thích hợp cho việc xây nhà. Bên bồi là nơi phù hợp cho việc làm nhà, còn bên lở thì không phù hợp. Nguyên nhân là do bên lở phải chịu sự tấn công và xói mòn của dòng nước, bờ sông tương đối dốc, dễ bị sụt lở, lòng sông cũng tương đối sâu, cuộc sống không mấy thuận lợi; trong khi đó bên bồi do không ngừng được tích tụ, đất đai ngày càng trở nên phì nhiêu, màu mỡ, có lợi cho cuộc sống sản xuất của con người.
Nên xây nhà dựa lưng vào sườn dốc thoai thoải
Việc xây nhà dựa lưng vào sườn núi cũng xuất phát từ việc giữ gìn cảnh quan. Trong thời đại ngày nay, loại nhà “sơn cảnh” này rất được ưa chuộng. Xây nhà trước núi, chủ yếu là để tránh gió. Núi non điệp điệp, sắc biếc trùng trùng ấy khiến người ta hình dung ra một bức bình phong thiên nhiên. Trong phong thủy học, những mạch núi kéo dài được gọi là long mạch. Hình và thế của long mạch cũng có cách nói riêng. 1000 thước gọi là thế, 100 thước gọi là hình, thế là viễn cảnh, hình là cận cảnh. Thế, được giải thích là của một nhóm các đỉnh núi nhô lên; hình được giải thích là của một ngọn núi đơn lẻ. Đặc biệt là những ngôi nhà mà phía Tây và phía Tây Bắc có núi hình tròn, độ vòng cung không lớn thì phong thủy học gọi là “Kim Tinh Sơn”. Một hình núi như vậy có lớp đất dày, tàng phong tụ khí, là nơi có sinh khí vượng nhất.
Phía sau ngôi nhà có Kháo sơn, chứng tỏ sự nghiệp ổn định, tiền tài dễ tụ, gia đình yên ấm. Vì vậy, nếu phía sau nhà có ngọn núi không cao quá hoặc một dốc núi làm Kháo sơn sẽ là điều lý tưởng nhất. Khái niệm “sơn bao thủy bọc”, còn được gọi là “tọa Âm hướng Dương”. Địa thế phía sau của một ngôi nhà cao hơn so với địa thế phía trước, tạo cảm giác được tựa vào núi, dân gian gọi là “có Kháo sơn”. Kiểu địa thế như vậy thích hợp dùng làm nhà ở. Nguyên nhân là do ngoài việc có lợi cho những nhân tố về mặt khí hậu như đón nhận ánh sáng và thoáng gió, nó còn giúp hình thành nên một kiểu hình dạng địa lý “bao bọc”, thỏa mãn được nhu cầu tâm lý muốn được bảo vệ trong tiềm thức của con người, giúp con người có đầy đủ cảm giác an toàn; đồng thời có thể nuôi dưỡng tâm thái “trù hoạch quyết sách”, giúp người sống trong nhà có thêm lòng tự tin. Nhưng cần chú ý một điều, núi không nên quá dốc, nếu không sẽ tạo cảm giác lơ lửng trên không, lại gây tâm lý bất an.
Không nên xây nhà cạnh vách đá, trước núi dốc hiểm trở
Nhà ở nếu có thể xây dựa vào núi thì chỗ dựa đó phải ở phía sau mới hợp với yêu cầu phong thủy học. Một số trường hợp dưới đây không thích hợp để xây nhà:
- Không được xây nhà trên đỉnh bán sơn: Người ta thường nói “bán sơn hào trạch”, đó là chỉ việc xây hào trạch trên dốc bán sơn. Kiểu nhà này thông thường chỉ có những phú ông giàu có mới sống nổi. Nhà ở xây trên đỉnh núi là điều không tốt. Địa thế quá cao tất nhiên sẽ xa xôi, ít người sinh sống, sinh hoạt thiếu thốn, quang cảnh hoang vu, cô đơn vắng lặng.
- Không nên chọn địa thế trước cao, sau thấp: Xây nhà trên một địa thế như vậy, vì nền nhà cần phải được xử lý công phu nên sẽ làm tăng thêm giá thành xây dựng. Nếu chất lượng công trình không được tốt, còn có thể gây ra hiện tượng rạn nứt, thậm chí đổ sập. Điều quan trọng hơn là, nếu ngôi nhà xây trên một địa thế như vậy sẽ hình thành nên bố cục “phía sau trống không”, khiến con người nảy sinh cảm giác sợ hãi trong tiềm thức.
- Nhất thiết không được xây nhà ở bên cạnh vách đá: Bên vách đá là địa thế vô cùng nguy hiểm, không thích hợp làm nhà. Nếu trong nhà có trẻ nhỏ thì lại càng nguy hiểm, vì nếu trẻ lỡ chân rơi xuống vực thì sẽ để lại nỗi đau suốt đời cho cả gia đình.
- Không được xây nhà ở địa thế lòng chảo: Nếu một ngôi nhà được xây thấp hơn so với địa thế 4 phía xung quanh thì người sống trong ngôi nhà đó giống như đang bị nhốt vào lao ngục. Kiểu địa hình này không có lợi cho việc thu nạp ánh sáng, thải nước và thoáng gió, mỗi khi trở về nhà không có cảm giác thoải mái. Xét từ góc độ phong thủy học, địa thế lòng chảo thường tích tụ uế khí với mật độ tương đối lớn, gây tổn hại lớn đến sức khỏe của người sống trong đó. Vì vậy, khi xây nhà cần tránh kiểu địa thế này.
- Phía sau nhà không nên dựa vào “ác sơn”: “Ác sơn” là từ dùng để chỉ núi đá có hình thù xấu xí, kỳ quái, không một tấc cỏ, ẩn ý trong công việc hoặc trong cuộc sống thường bị cấp trên hoặc người cao tuổi trong dòng họ, gia đình làm khó; cấp dưới thì ra vẻ ủng hộ nhưng trong lòng thì chống đối. Núi phía sau không được quá dốc, quá cao, cũng không được xây nhà sát núi. Bởi vì nếu phía sau không có không gian lưu chuyển, chứng tỏ phía sau không có đường lùi, vận khí ngưng trệ, không lưu thông, hạn chế sự nghiệp phát triển.
Nếu trong quá trình xây dựng, thiết kế thi công căn nhà của mình, nếu bạn có gặp phải tình huống tương tự như các vấn đề nêu trên thì có thể liên hệ với Nội Thất ICEP qua các kênh bên dưới để được tư vấn và giải đáp tận tình nhất. Tham khảo thêm
Hotline: 0937 052 345
Email: noithaticep@gmail.com
Website: https://noithaticep.com/
>>> Tiếp theo phần 2: Tổng Quan Về Nhà Ở Có Ngoại Cảnh Hài Hòa Phong Thủy