Lưu Ý Vàng Trong Thiết Kế Giếng Trời Hiện Đại Và Đẹp 2023

Thiết kế giếng trời là nét kiến trúc rất phổ biển trong các mẫu nhà ống, nhà phố hiện nay. Theo phong thủy thiết kê giếng trời giúp đón nhiều vượng khí và giúp lưu thông khí tốt quanh các tầng vừa mang đến giá trị thẩm mỹ.

Trong bài viết dưới đây, Nội thất ICEP gửi tới bạn một số lưu ý và mẫu khi thiết kế giếng trời cho bạn tham khảo.

Giếng trời là gì?

Giếng trời có thể hiểu là phần thông từ bên dưới tầng trệt của căn nhà lên tới sân thượng để lấy ánh sáng. Cụ thể, những căn nhà hình ống phần bên trong thường tối nên người ta xây giếng trời thông lên trên sân thượng, rồi dùng tấm lợp lấy sáng che lại, ánh sáng sẽ chiếu qua tấm lợp đó làm sáng phần bên trong nhà.

Xem thêm bài viết:

[MÁCH BẠN] Thiết Kế Phong Thủy Cổng – Cửa Đúng Và Chuẩn
Xem thêm các chủ đề về Phong Thủy Nội Thất Kiến Trúc
 

Mẫu Thiết Kế Giếng Trời Hiện Đại Đẹp 2023
Thiết kế giếng trời cho nhà ống và nhà phố

Nguyên tắc thiết kế giếng trời

Vị trí giếng trời

Xu hướng thông thủy để lấy ánh sáng và gió từ trên nóc được ứng dụng nhiều trong các dạng nhà hình ống có một mặt thoáng. Để giếng trời phát huy tối đa tác dụng, các kiến trúc sư khuyên bạn chỉ nên đặt ở hai vị trí: phía sau nhà và giữa căn nhà (khu vực cầu thang).

Tuỳ theo kích thước của ngôi nhà mà thiết kế giếng trời ở khu vực phía sau hoặc giữa căn nhà. Thường thì giếng không được đặt ở phần trước bởi mặt tiền luôn thoáng và cũng là đường lưu thông của không khí, ánh sáng.Trong khi đó, phần sau luôn tối và bí nên sự “giao lưu” với khí trời và ánh sáng là cần thiết. Mặt khác, chiều lưu thông của gió sẽ có đường vào và ra. Chính lỗ thông thủy sẽ tạo lực hút để luồng khí đi từ những cửa trước vào nhà hoặc ngược lại.

Phần nhà sau thường được chọn làm nơi thiết kế bếp, nhà vệ sinh nên giếng trời nằm về phía đó là hợp lý, nhưng không nhất thiết phải trổ tận cuối mái, áp sát vách nhà bên cạnh. Nếu xung quanh có tường cao hơn mái nhà thì vị trí đó sẽ “hẻo”. Nên để giếng tách ra khỏi những che chắn bao quanh.

Mẫu Thiết Kế Giếng Trời Hiện Đại Đẹp 2023
Thiết kế giếng trời trong không gian nhà

Phổ biến nhất là giếng trời nằm trên khu vực cầu thang. Đây là nơi thích hợp nhất bởi cầu thang thường đặt ở giữa nhà và kề với bếp. Quanh khu vực cầu thang thường thiết kế các phòng chức năng như phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung, phòng học, phòng làm việc – hoặc những khoảng xanh cây cỏ, hồ nước, không gian giao tiếp với võng, xích đu, kệ báo, bàn cà phê…

Các nhà đúc hoàn thiện không có giếng trời đều có thể khoét và gác thêm đà đỡ bên dưới. Khỉ đã trổ làm giếng trời, cần làm rộng miệng giếng và tạo mái che có bánh kéo trượt. Mái dịch chuyển được sẽ cơ động hơn trong việc điều tiết lưu thông không khí và ánh sáng cho cả nhà. Mặt khác, nếu không muốn kéo mở bung “cửa giếng”, gió vẫn vào được trong nha do mái có khoảng hở so với miệng giếng. Phần lấy nắng có thể dùng tôn nhựa trong hay kính.

Giếng trời, ngoài việc lấy sáng còn làm chức năng thông gió, đối lưu không khí. Vị trí giếng thường đặt ở khoảng giữa nhà, nhưng trong trường hợp nhà dài quá cần phải trổ thêm nhiều lỗ thông nữa về phía cuối nhà để sự lưu thoát không khí hầm trong nhà tốt hơn. Số lượng giếng trời có thể thay đổi, tuỳ thiết kế có thể làm 1 giếng hay 2 – 3 giếng. Với nhà có nhiều mặt thông thoáng thì có thể không mở giếng trời mà lấy sáng và đối lưu không khí bằng cửa sổ.

Mẫu Thiết Kế Giếng Trời Hiện Đại Đẹp 2023
Thiết kế giếng trời mang lại một không gian thư giãn, thoải mái

Kích thước của giếng trời

Kích thước giếng trời tùy thuộc vào diện tích ngôi nhà, nhưng không nên nhỏ hơn 1m vì sẽ gây thiếu thẩm mỹ. Nhà càng cao thì giếng trời càng phải rộng. 

Cấu tạo giếng trời có 3 phần:

  • Phần chân tiếp xúc mặt đất (đáy giếng): đây là bộ phận nằm ở tầng trệt của ngôi nhà, thường ở các phòng khách, bếp và phòng ăn.
  • Phần lưng ( thân giếng): là khoảng không kéo dài xuyên suốt chiều cao của ngôi nhà nhằm mang ánh sáng, nắng và gió đi luân chuyển khắp tầng của ngôi nhà.
  • Phần mái ( đình giếng): là phần cao nhất của ngôi nhà, được cấu tạo từ hệ khung mái và phần che. Từ ngoài nhìn vào, người ta sẽ chú ý đến phần đỉnh giếng đầu tiên. Cũng chính vì lý do này mà việc lựa chọn mái che như thế nào để thu hút và gây ấn tượng cũng là vấn đề đau đầu của các gia chủ. 

Mẫu Thiết Kế Giếng Trời Hiện Đại Đẹp 2023
Thiết kế giếng trời theo sở thích của gia chủ

Mẫu Thiết Kế Giếng Trời Hiện Đại Đẹp 2023
Thiết kế phần mái giếng trời

Theo quy chuẩn xây dựng thì diện tích giếng trời chiếm 10% diện tích xây dựng nhà ở. Ví dụ, nhà 80m2 xây dựng phải chừa 8m2 cho giếng trời. Ngoài ra, cũng theo quy chuẩn, nhà trên 100m2 mặt bằng xây dựng là phải chừa độ thông thoáng 20%. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn tùy thuộc hình dạng như nhà có chiều sâu, hình hơi vuông… hay cao độ nhà để tạo diện tích trống tương ứng cho lưu thông không khí. Nếu nhà cao hay rộng mà làm giếng nhỏ quá sẽ không có tác dụng.

Vật liệu xây dựng và thiết kế giếng trời

Để tăng tính khả dụng của giếng trời, ngày nay các kiến trúc sư thường sử dụng vật liệu là mái bằng kính hay mái nhựa thông minh có khung sắt bảo vệ. Nếu nhà quá chật hẹp có thể dùng kính hay nhựa trong suốt đê tăng ánh sáng vào trong nhà, hoặc cũng có thể giảm cường độ sáng của giếng trời bằng cách dùng các vật liệu màu cho mái vừa tạo đủ độ sáng vừa làm dịu mát không gian nội thất trong nhà.

Để đưa thiên nhiên vào nhà, dù diện tích không lớn lắm, bạn vẫn có thể biến những khoảng giếng trời thành những mảng xanh trong nhà với chậu treo hoặc dây leo xanh trên bờ tường. Dưới sàn nhà, xen với cây cảnh bạn có thể làm những hồ nước nhỏ, thả cá hoặc hoa để tạo sự cân bằng về mặt phong thủy. Nếu không đủ diện tích thì cũng chỉ cần rải sỏi, đặt thêm vài bình gốm hoặc các vật trang trí, giếng trời của bạn cũng đủ để tạo điểm nhấn mát mắt cho không gian cư trú.

Trên mảng tường có thể ốp đá làm điểm nhấn, những hình vẽ hoa văn trang trí sống động cho bức vách, thêm vài chậu cây cảnh, vật dụng trang trí trên bãi sỏi cũng tạo nên một không gian sống động hơn.

Mẫu Thiết Kế Giếng Trời Hiện Đại Đẹp 2023
Thiết kế giếng trời trong không gian phòng khách tạo sự thoải mái cho các thành viên

Mẫu Thiết Kế Giếng Trời Hiện Đại Đẹp 2023
Thiết kế giếng trời phải đảm bảo tính an toàn

Khắc phục những nhược điểm của giếng trời

Giếng trời chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc cải thiện không khí của những căn nhà hình ống. Trong điều kiện phát triển đô thị ở nước ta, thiết kế giếng trời là một giải pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề đáng lưu tâm trong quá trình thiết kế chỉ cần một sai sót nhỏ, hệ thống sẽ không làm việc, thậm chí làm cho môi trường trong nhà tồi tệ hơn.

Lúc đó, giếng trời là nơi bị mặt trời đốt nóng, nó sẽ truyền nhiệt cho các phòng lân cận. Ngoài ra, nếu thiết kế không đúng, trong những ngày mưa, chính sân trong sẽ là thủ phạm… “dội nước” vào nhà. Vì vậy, để tránh những nhược điểm và phát huy hết tác dụng chống nóng của sân trong, cần kết hợp đồng thời một số biện pháp:

  • Tránh tổ chức hành lang bên trong nhà, điều này làm cho các phòng bí gió hơn.
  •  Dùng các vách ngăn thoáng hở để ngăn chia không gian trong nhà, ngay cả khi đóng kín cửa, vẫn phải tổ chức các lỗ cho gió vào và ra ở tẩm người sử dụng (cách mặt sàn khoảng 0,8m – 1,5m). Kích thước các lỗ cửa vào và ra nên bằng nhau.
  • Tổ chức các không gian đệm cạnh sân trong như hành lang, các phòng phụ,…
  • Che ánh sáng trực tiếp hoặc sơn màu sáng cho các bức tường, trong sân (nhưng cần tránh chói lóa).
  • Trồng cây xanh, hạn chế sử dụng vật liệu như xi măng, gạch lát màu sậm trong sân.
Mẫu Thiết Kế Giếng Trời Hiện Đại Đẹp 2023
Trông nhiều cay xanh tại giếng trời giúp điều hòa không khí
  • Che sân trong bằng các loại mái thoáng hở để khí nóng dễ dàng thoát ra (chú ý đảm bảo che mưa tốt), buông mái nên cao khoảng 2,5 – 3m, mái nên sơn màu đen.Tuyệt đối tránh bịt kín giếng trời.
  • Các cửa lấy gió phải ở dưới thấp (cách mặt sàn khoảng 0,8m), diện tích càng rộng càng có lợi về thông gió. Nếu cạnh hồ nước thì càng tốt.
  • Hệ thống hoạt động càng hiệu quả với nhà 2 tầng trở lên.
  • Có thể dùng một số vật liệu lấy sáng như: kính chống nóng, nhựa chống nóng,… cho khu giếng trời. Nhưng cần bố trí khe thoát gió đối lưu trong nhà mang phần nhiệt nóng ra ngoài.
  • Ngoài ra có thể xây tăng chiều dày của tường các phòng (nhất là tường hướng tây), phần tường tiếp xúc với giếng trời, để giảm truyền
  • Ngoài ra có thể bố trí tiểu cảnh nước nhỏ ở khu vực giếng trời, giảm bức xạ nhiệt cho ngôi nhà.
  • Bên cạnh việc đối lưu tự nhiên, giải pháp thông gió cưỡng bức được coi là một giải pháp hữu hiệu cho chống nóng khi đối lưu tự nhiên không hiệu quả. Bố trí quạt hút gió bên trong ra ngoài.
  • Hệ thống phun sương gần đây được triển khai ứng dụng nhiều, trong các không gian công cộng như nhà hàng và cả nhà ở. Việc phun nước, phun sương tạo ra hiện tượng nước bốc hơi thu nhiệt, đồng thời tăng cường đối lưu không khí. Ngoài ra, áp lực phun nước, sương tạo chuyển động không khí gây mát.
  •  Dùng sơn chống nóng chuyên dụng cho bề mặt giếng trời để chống nóng.
Mẫu thiết kế nội thất giếng trời
Thiết kế giếng trời kết hợp hồ cá

Những điều cần lưu ý khi thiết kế giếng trời

Giếng trời trong nhà là một giải pháp khai thác ánh sáng và thông thoáng phô biên trong nhà phố. Tuy nhiên khi làm giếng trời cẩn lưu ý một vài điểm sau:

  • Giếng trời rất có thể là chỗ mất an toàn trong sử dụng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, nếu giữa các tầng ở giếng trời không có hoa sắt, lưới an toàn thì phải chú ý các hệ thống cửa sổ, lan can liền kề giếng trời đảm bảo chiều cao an toàn, khe nan ở lan can không được quá rộng để trẻ có thể lọt qua.
  • Giếng trời là một cái ống, vì vậy âm thanh vọng qua truyền rất rõ, xa. Người ở tầng dưới tại vị trí giếng trời nói tầng trên có thể nghe rất rõ; hệ quả là có thể làm phiền người khác, cũng có thể là mất riêng tư. Tường trong lòng giếng trời nên giảm độ nhẵn bóng bằng gạch trần, các vật liệu ốp có bề mặt nhám, hay sơn gai, sơn sần để hút âm.
  • Nơi trồng cây, bố trí thác nước phải được chống thấm tốt. Chỗ trồng cây phải thuận tiện tưới nước.
  • Các vật dụng treo ở thành cầu thang, giếng trời dễ dàng lắp đặt, tháo dỡ, không va đập vào đầu người đi lại.
Mẫu Thiết Kế Giếng Trời Hiện Đại Đẹp 2023
Thiết kế giếng trời phải đảm bảo tính an toàn

Giếng trời trong kiến trúc cổ

Quá trình phát triển nền kiến trúc cổ Việt Nam gắn liền với môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh kinh tế – xã hội. Những công trình kiến trúc cổ hầu hết được xây dựng trong thời kỳ phong kiến – chủ yếu là trước thế kỷ 19. Dù là công trình nhỏ bé như kiến trúc dân gian hoặc đó sô, phức tạp như kiến trúc cung đinh, vật liệu xây dựng sẵn có ở địa phương đã được khai thác và sử dụng phó biến và rộng khắp: tranh, tre, nứa, lá, gồ, đá…, sau này còn có các vật liệu khác như gạch, ngói, sành, sứ,… Hệ thống kết cấu khung cột, vì kèo và các loại xà đều có quy định thống nhất về kích thước, tương quan về tỷ lệ và qua đó, những nghệ nhân trước đây đã sáng tạo ra một kiến trúc riêng biệt trong kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam.

Trải qua nhiều triều đại, nhiều thế kỷ với bao thăng trầm lịch sử, đến ngày nay các công trình đã trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa để tồn tại, một số còn giữ được cốt cách nguyên sơ song cũng có nhiều công trình bị pha tạp do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Tuy nhiên, những công trình này vẫn là dấu tích cụ thể ghi lại chặng đường sáng tạo và lao động nghệ thuật, mang dấu ấn lịch sử dân tộc rất rõ nét.

Và một điều đặc biệt, trong kiến trúc nhà cổ, có một khoảng không thông với trời thường hay gọi là “giếng trời”, diện tích không lớn, ở giữa gia chủ thường đào một cái giếng, nhưng phổ biến là để một non bộ có cây xanh, có cá cảnh có chốn bồng lai thu nhỏ,… Khách với chủ đến đó như tĩnh lại. Người xưa coi trọng khoảng không đó, vì chính đó là cái “tâm”của gia chủ không muốn vướng bụi trần.

Mẫu thiết kế giếng trời
Giếng trời trong kiến trúc nhà xưa

Mẫu thiết kế giếng trời
Giếng trời tại nhà Mây Cổ

Nhà càng dài và hẹp càng khó xoay xở, đặc trưng của nhà ống là không gian mỗi nhà (trừ nhà ở góc đường) luôn bị kẹp giữa hai bức tường, nhát là gặp nhà bên cạnh cao hơn, hình thành một loại trường khí mà phong thủy gọi là “Vùng sơn xuyên”. Vùng này tạo nên hiện tượng gió hút – gió lùa khá mạnh, kèm theo bụi, tạo vùng xoáy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người cư ngụ.

Vì vậy, đa phần trong các ngôi nhà ống xưa (ví dụ tại các khu phố cổ Hà Nội, Hội An…) luôn có rất nhiều giếng trời hoặc sân trong (thiên tỉnh) để cân bằng âm dương. Mặt khác, nhà ống xưa tuy dài nhưng không xây cao và cấu trúc mái cũng như vị trí mái các nhà khác nhau tạo nên khả năng hút gió tốt và đưa ánh sáng vào sâu trong nhà nhờ các cửa trời.

Mẫu thiết kế nội thất giếng trời
Thiết kế giếng trời ngày càng hiện đại

Tùy theo chiều dài và chiều cao của nhà mà quyết định số lượng cũng như kích thước giếng trời, tối thiểu cũng phải có một giếng trời giữa và một giếng trời sau. Nếu nhà có lầu, phần trên và mái có thể nối với nhau bằng thiên kiều (cầu đi lại trên cao), cầu thang bố trí theo chiều dọc nhà để tiết kiệm diện tích. Sử dụng thêm gương phản chiếu cũng giúp không gian rộng ra và phản hồi lại các xung sát khi lên xuống cầu thang.

Chúng ta hãy tưởng tượng, một ngôi nhà hình ống trông giống như một người đang nằm thì giếng trời chính là cái “tâm”của người đó. Khách đến một ngôi nhà và bước vào giếng trời, tức là bước vào “tâm” của chủ nhà. Mặc nhiên chủ ngôi nhà cổ coi như khách đã hiểu chủ nhà, chủ nhà không thể làm những điều làm cho khách buôn lòng, còn khách cũng không nên nghi ngờ lòng tốt của gia chủ.

Nội Thất ICEP – là công ty thiết kế & thi công nội thất chuyên nghiệp, uy tín. Chúng tôi có hơn 10 kinh nghiệm trong ngành với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư chuyên nghiệp, sáng tạo, giàu kinh nghiệm. Nội thất ICEP cam kết 100% chất lượng sản phẩm và 100% thi công giống bản vẽ 3D.

Liên hệ với ICEP nếu bạn cần tư vấn miễn phí nhé:

  • Hotline: 093 705 2345
  • Địa chỉ: 143 Phạm Huy Thông, Phường 6, Gò Vấp, TP. HCM
  • Fanpage: ICEP DECOR – Thiết Kế Nội Thất Chung Cư Căn Hộ Chuyên Nghiệp

Được trích dẫn: Thiệu Cửu Long (2012). Phong Thủy Trong Kiến Trúc Xây Dựng Hiện Đại – Giếng Trời. Nhà Xuất bản Hồng Đức.

Bài viết liên quan
© Bản quyền thuộc Nội thất ICEP. Cấm sao chép trên mọi hình thức.
×

    NHẬN NGAY ƯU ĐÃI 100% PHÍ THIẾT KẾ

    Chỉ Áp Dụng Trong Tháng 11



    Zalo
    0937052345