Thiết kế giếng trời là giải pháp thông minh giúp mang lại ánh sáng và lưu thông không khí khắp nhà đặc biệt là nhà phố và nhà ống. Nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề ” Thiết kế giếng trời” hãy tham khảo bài viết mà Nội Thất ICEP đã tổng hợp những lưu ý và mẫu thiết kế tiểu cảnh giếng trời bài viết dưới đây nhé!
Thiết kế tiểu cảnh giếng trời có cây xanh
Cây xanh luôn là sự lựa chọn số một cho việc trang trí trong thiết kế giếng trời. Khi đặt cây xanh ở khu vực này, chúng sẽ mau trở nên xơ xác có thể do điều kiện thời tiết và do cách chăm sóc cây nên bạn hãy chọn những khiế loại cây không tốn nhiều thời gian chăm sóc và dễ sống.
Có vài cách bố trí đơn giản nhưng đạt hiệu quả khá cao. Kết hợp đá, nhi sỏi, các phụ liệu trang trí sân vườn sẽ giúp tiểu cảnh của chúng ta đẹp cây lên và khá tự nhiên. Mảng xanh ấy sẽ thành công nếu đạt được vẻ tự nhiên, hài hòa, sạch sẽ và thỏa mãn được tầm nhìn.
Với diện tích nhỏ, nên bố trí cây xanh thành một cụm, với một cây chủ đạo như phát tài núi, cau hawaii… sau đó dùng đá, sỏi, đèn… và một số loại lá, cây bụi… điểm xuyết xung quanh.
Với diện tích lớn hơn, có thể bố trí 2 – 3 cụm, nhưng chỉ nên là một loại cây chủ đạo và yếu tố cân bằng về bố cục phải được lưu ý.
Cây được trồng trong chậu dùng sỏi phủ lên mặt, sau đó giấu bên dưới mặt nước, lớp vật liệu, sự luân chuyển của nước với hình dáng và âm thanh sẽ góp phần tạo nên hiệu quả.
Với chậu đơn lẻ, hình dáng và vật liệu, màu sắc chậu, loại cây rất quan trọng để tạo sự hài hòa với tổng thể. Với những chậu lớn, đôi khi cây xanh được bố trí vào một chậu nhựa hoặc lưới rồi đặt khít vào để dễ thay đổi. Nếu có nhiều chậu, có thể sử dụng nhiều loại chậu cao thấp, và chủng loại để tạo nên một góc xanh tự nhiên. Riêng việc xếp đặt và bố cục thì khó hơn, yêu cầu phải có trình độ thẩm mỹ nhất định.
Ánh sáng và thông thoáng là yếu tố quan trọng nhất giúp cây bền lâu. Mỗi khi thấy cây không còn sung sức, ta nên luân chuyển cây ra ngoài trời (nơi có bóng râm). Không để cây thiếu nước, nhưng lượng nước tưới quá nhiều đôi khi làm cây chết nhanh hơn. Ta có thể kiểm tra độ ẩm đất bằng cách thọc sâu vào lớp đất bên dưới.
Hiện nay, có nhiều loại vòi phun nước, quạt phun sương, điều hòa để cải tạo điều kiện khí hậu trong ngôi nhà. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác và khá tốn kém nên tốt nhất bạn hãy tự chăm sóc cho chúng là tốt nhất. Để có hiệu quả cao, nên kết hợp cây xanh với một số “phụ kiện đi kèm như đá, sỏi, khung hoa sắt bảo vệ, đèn trang trí khiến chúng vừa có vẻ đẹp hài hòa, sinh động mà vẫn tươi xanh.
Có thể bạn xem thêm bài viết về
- Phong Thủy Phòng Khách Tuổi Tân Dậu Cần Hiểu Sâu Nhớ Lâu
- Phong Thủy Phòng Khách Tuổi Nhâm Tuất Và 9 Nguyên Tắc Nhất Định Phải Nhớ
- [MÁCH BẠN] Top 10 Mẫu Xu Hướng Thiết Kế Giếng Trời 2023
- Lưu Ý Vàng Trong Thiết Kế Giếng Trời Hiện Đại Và Đẹp 2023
Thiết kế tiểu cảnh cây dưới giếng trời đang là mối quan tâm của nhiều người ở nhà phố hoặc các khu đô thị. Vấn đề là phải chọn được cây đẹp và có khả năng sống được lâu trong điều kiện ánh sáng yếu. Những loại cây như thế không nhiều, nên ngoài việc chọn cây, còn phải có óc thẩm mỹ để bố trí sao cho đẹp.
Thông thường, để bố trí được một tiểu cảnh cây dưới giếng trời, cần có ba tầng cây. Và công việc khá công phu và cầu kỳ. Chẳng hạn, cây lớn để tạo chủ đề chung thường được chọn là cây phát tài. Cây này có thể sống được trong mát, nhưng nó vẫn cần nắng. Trong điều kiện sống giếng trời mỗi ngày chỉ có khoảng 1 – 3 giờ nắng thì cần phải luyện cây, để cây quen sống trong điều kiện “khắc nghiệt.
Để luyện cây phát tài, lần đầu người ta để trong điều kiện giếng trời 30 ngày. Sau đó đem cây ra ngoài trời khoảng 20 ngày, rồi lại đem vào giếng trời để 50 ngày. Sau đó lại đem cây ra ngoài rồi đem vào giếng trời. Và thời gian sống trong giếng trời được nâng lên 70 ngày…
Cây phát tài núi được chuộng hơn vì cứ mỗi dịp Noel (khi trời lạnh) là nó trổ bông. Trong khi cây phát tài vườn phải 5 – 7 năm mới trổ bông/ lần khi trời thật lạnh.
Tuy theo điều kiện ánh sáng, người ta thường chọn một số chủng loại cây để bố trí dưới giếng trời. Sỏi đá và ánh sáng vàng tăng cường cho tiểu cảnh là điều không thể thiếu.
Góc chân cầu thang đôi khi chỉ rộng khoảng 1,5 x 1,5m cũng có thể được tận dụng để biến thành một tiểu cảnh sinh động. Cây chính (lớn) được bố trí trong cùng là đại hồng môn, bao quanh nó là các loại địa lan. Tầng giữa là gốc vú sữa được bao bởi phong lan. Phía dưới là đồ quyên, gấm Thái Lan. Phía ngoài cùng là hạnh tiên thảo, gấm gân phủ đất. Phía trên cây đại hồng môn là trầu bà rủ nhánh xuống, tăng nét lãng mạn. Những viên đá lớn được bố trí để che chậu, trang trí tạo nét tự nhiên. Đỗ quyên trổ bông vào gần Tết, mùa khác có thể thay bằng lan Ý.
Một cái gầm cầu thang chỉ có khoảng một giờ nắng/ngày cũng có thể bố trí cây một cách đơn giản. Có thể trồng một cây dứa lớn. Cho bám tường là trầu bà. Tầng thấp là môn Ấn Độ. Trúc bách hợp và lan Ý giúp kéo dài không gian. Phủ đất là thổ nhĩ kim, gấm gân. Tiểu cảnh này không thể thiếu nét gồ ghề của đá.
Ngoài việc bố trí từng loại cây đơn lẻ, có thể bố trí thành tiểu cảnh cây mang tính biểu trưng sau:
Tiểu cảnh rừng
Khi tạo hình tiểu cảnh rừng phải đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa các thân cây và việc khắc họa đường viền tán cây trong quần thể, phải vận dụng quy luật thay đổi, thống nhất để xử lý tốt hàng loạt các mối quan hệ tương phản: giữa hư và thực; giữa thưa và rậm; giữa tập trung và rời rạc; giữa khách và chủ, giữa to và nhỏ; giữa tranh giành và nhường nhịn… Dưới đây là một vài kinh nghiệm về các tạo tác tiểu cảnh rừng tham khảo từ các nghệ nhân có chuyên môn.
Tạo tác tiểu cảnh rừng tức là trồng nhiều cây trong một bồn chậu cảnh. Nhiều người cho rằng đối với tiểu cảnh rừng nên trồng nhóm cây có số lẻ từ 3 – 5 – 7 – 9 là tốt, đẹp nhất. Nhưng trên thực tế, nhóm cây số chẵn cũng tốt đẹp không kém miễn là biết sắp xếp hài hoà và mỗi cây trong quần thể phải thể hiện được vẻ đẹp riêng, đặc biệt phải thể hiện 1 hoặc 2 cây chính nổi bật trong quần thể để phân biệt chính yếu và thứ yếu, đồng thời vận dụng thủ pháp phát huy điểm mạnh, che tránh điểm yếu, trên nguyên tắc thống nhất trong hài hoà để biểu hiện vẻ đẹp quần thể, cũng như vẻ đẹp về mặt hình thái, xuất phát từ việc trồng hai cây trong một bồn cảnh cũng phải phân biệt cao thấp. to nhỏ, cong thằng khác nhau thì tác phẩm mới trở thành một quần thể thống nhất, hài hòa, sinh động. Khi trồng 2 cây thành một cụm thì nên 1 củi, 1 ngẩng, 1 cong 1 tháng, 1 hướng trái, 1 sang phải, 1 có rễ cao, 1 rễ thấp, 1 đầu bằng, 1 đầu nhọn…
Đồng thời việc phân nhánh giữa 2 cây không nên giống nhau, cho dù 5 cây hay 9 – 10 cây cũng vậy. Hai cây thành 1 cụm thì 2 mặt đều nên hướng ra ngoài, nhưng không quay lưng lại với nhau.
Khi tạo hình tiểu cảnh với 3 cây thì cây chủ phải cao và to nhất, có khí thế làm chủ. Cây thứ 2 là cây phụ cần thấp và mảnh hơn cây chủ. Cây thứ 3 là cây làm nền cần nhỏ và mảnh hơn. Với cây chủ thắng thì cây khách nên cong, cây chủ cong thì cây khách nên thắng. Tiểu cảnh 3 cây thì 2 cây trồng gần nhau còn một cây làm nền nên trồng ở xa để thể hiện sự khác biệt. Mặc khác, 3 cây không được đan vào nhau, cũng không được tách rời nhau. Ba cây không nên trồng trên 1 đường thẳng mà nên trống thành hình tam giác, lý tưởng nhất là cây to nhất và cây nhỏ nhất xếp gần nhau thành 1 tổ, còn cây trung bình trồng xa hơn chút thành từ khác. Nhưng 2 tổ này phải phối hợp với nhau thì cánh mới sinh động Nếu trồng 3 cây mà để cây chính thành 1 tố, cây phụ và cây làm nh thành 1 tổ thì cấu tạo cảnh không tránh khỏi sự mất cân đối.
Tạo tiểu cảnh rừng chính là dựa trên cơ sở trong cụm 3 cây thành hình tam giác rồi mở rộng ra thành tổ hợp nhiều hình tam giác khi trống nhiều cây.
Nếu tạo hình tiểu cảnh với 4 cây, khi trồng có thể chia làm hai tổ tố 3 cây và tổ 1 cây nhưng phải có sự biến đổi giữa thưa và dày. Bốn cây cũng có thể tổ hợp thành 1 tam giác thường hoặc thành tứ giác, nhưng tránh trồng thành tứ giác vuông và trên 1 đường thẳng.
Nếu tạo hình tiểu cảnh 5 cây lý tưởng nhất là trồng thành 2 tổ. Tổ 3 cây và tổ 2 cây. Nếu vậy cây chủ phải nằm trong tổ 3 cây. Hai tố này cần biểu hiện trạng thái riêng nhưng lại phối hợp với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất hài hòa.
Nếu tạo hình tiểu cảnh rừng có số lượng cây nhiều, khi trồng cũng khá khó khăn, nhưng biết phân tích sắp xếp tỉ mỉ thì cũng không khó. Nếu coi 1 cây là một phần của nhóm 2 cây thị 3 cây là do 2 cây thêm 1 cây mà tổ hợp thành; bốn cây là do 3 cây thêm 1 cây; 5 cây là do 4 cây thêm 1 cây hoặc 3 cây thêm 2 cây mà tổ hợp thành. Khi đã thuần thục phương pháp trồng 5 cây trong 1 bốn thì việc trống 6 – 7 – 8… cây cũng trở nên dễ dàng.
Việc tạo hình tiểu cảnh tốt nhất là dùng những giống cây cùng loài, nếu trồng lẫn với các giống cây khác loài (như tùng, trúc mai…) thì rất khó đạt được hiệu quả nghệ thuật cao vì: Giữa các giống cây có sự khác biệt về hình thái rất lớn dẫn đến sự đối sánh mạnh mẽ nên khó đạt được hiệu quả hài hoà, thống nhất.
Yêu cầu về môi trường sinh thái của mỗi giống cây không giống nhau, nếu đem trồng chung thì việc chăm sóc khó đạt được sự thành công.
Tiểu cảnh cây đa đầu làng
Là một phong cảnh trang nhã, là một hình ảnh quê hương mà ai cũng đã thấy qua lúc còn thơ ấu, như cây đa quán nước, gốc gạo dầu làng, lũy tre xanh, hàng bên sông… Trong một cái khay hình chữ nhật, thoáng một cây đã có dáng vóc cổ thụ, tàn lá xum xuê cho một vùng bóng mát rộng lớn, dưới gốc cây có một cái miếu nhỏ xinh xắn, có con đường di ngang qua, có một con sông nhỏ chảy quanh co, trên cây cầu có ông già ngồi câu cá, xa xa bên kia sông có căn nhà tranh nho nhỏ dưới chòm cau, khóm trúc xanh tươi. Cây đa gốc to lớn, cây rễ ngoài ngoèo lồi lõm, có nhiều về phụ lòng thông xuống tới đất thường có một quán nước nhỏ để cho người đi đường nghỉ chân khi trời nắng, có vài ba trẻ con tụ tập nô đùa, bãi cỏ bên ngoài có vài con trâu đứng gặm cỏ, với chú mục đồng ngồi vắt vắt vẻo trên lưng thổi sáo… Hình ảnh này là hương thôn tiểu cảnh mến yêu, không ai có thể quên được.
Thiết kế tiểu cảnh xương rồng cho giếng trời
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều loại xương rồng như xương rồng ông, xương rồng bà, xương rồng tai thỏ, xương rồng thanh long, xương rồng đuôi cáo, xương rồng quả dưa… Mỗi giống đều có đặc trưng riêng về hình dạng, màu sắc và hoa.
Vẻ đẹp hấp dẫn của xương rồng tổng hợp qua nhiều phương diện. Dáng cây đa dạng, hình trụ bề thế, vững chãi, hình cầu, hình sao hay dẹp, uốn lượn nhiều rãnh, nhiều múi, nhiều núm xù xì. Loại có hình tròn trông mềm mại, màu sắc phong phú và có nhiều màu khác nhau trên hoa, trên đài, trên nhuỵ. Hoa xương rồng vô cùng phong phú, hoa mọc từ kể, từ nách, từ múi. Có loại hoa đơn nhưng cũng có loại hoa kép mọc thành chùm, thành dải, thành vòng hoa rực rỡ. Gai thì tạo dáng khoe chc chắn, độc đáo. Có loại gai đơn, gai kép, gai chùm, gái bụi, gai ngắn, gai dài tạo nên về riêng cho mỗi loại. Bộ lông tơ của xương rồng cũng không kém phần hấp dẫn, thướt tha màu huyền, màu trắng bạc như tơ, mềm mại như nhung lụa.
Xương rồng ra hoa theo chu kỳ đa dạng mà không có loại cây cảnh nào có được. Xương rồng cảnh được lai tạo chọn lọc, thuần dưỡng lâu đời mà thành. Sức hấp dẫn nhất dành cho sự sáng tạo của người chơi. là xương rồng dễ ghép. Từ năm, bảy loại có thể ghép thành nhiều hình nhiều dáng. Các thế cây cảnh hoà trong thú chơi. Mọi ý tưởng đều được thể hiện trong việc trồng và ghép cây.
Thế giới đã từng phân xương rồng ra làm hàng ngàn loại khác nhau dựa vào đặc điểm, hình dáng, cấu trúc hoa, đặc tính sinh trưởng và phát triển. Ví dụ loại Golden ball (quả bóng vàng), Golden barree (thùng vàng), Blue barrel (thùng xanh), Oldman (ông lão), Ruby cartus Silver Torch (ngọn đuốc bạc), Old Lady (bà già quý tộc)… Loại quý hiếm như Golden ball có đường kính thân cây đến 3m, hình cầu, nhiều múi, gai từng chùm, mỗi chùm có một gai to dài 12cm. Hoa bọc quanh thân cây tròn như vòng hoa cô dâu, có từ 10 – 30 bông, nếu gai trắng thì cho th hoa màu tím, nếu gai tím thì cho hoa màu hồng, nếu gai vàng thì cho g hoa màu nâu….
Tiểu cảnh xương rồng dưới giếng trời được thiết kế như những bốn hoa, tuỳ lớn nhỏ có thể trồng 1 hay 2 hàng xương rồng. Hàng trước, chọn cây thấp hơn hoặc cây dạng bò, buông xoã trông rất tự nhiên; th hàng sau cho một lớp cây cao có bản lớn hơn làm “phông nền”. Không nhất thiết phải đặt ngay hàng thẳng lối, mà có thể biến cách chen lấn nhau trong các hàng xương rồng. Hộc trồng cây càng dài, rộng, càng tạo được dải cây đậm nét viền bên những tảng bê tông vốn khô khốc.
Tiểu cảnh xương rồng thể hiện sự mạnh mẽ nhờ những mảng xanh, những bụi, những tiểu đảo xương rồng sống động. Nó vốn không đu đưa như cây lá khác nhưng cái thầm lặng của cây đủ làm sống không gian giếng trời. Thiết kế tiểu cảnh xương rồng dưới giếng trời cần chú ý mấy điểm sau đây:
- Chỉ nên lai ghép các loài xương rồng cùng nhóm nhựa với nhau mà . tôi, nếu làm trái điều này sẽ không liền da. Với loài xương rồng thuộc nhóm có nhựa mủ, tuy vẫn ưa nắng hạn, nếu ta tưới thường xuyên và để trong bóng râm nhiều ngày sẽ thâm rễ, thối mầm, bạc màu. Trái lại, xương rồng không có nhựa mủ tuy vẫn ưa nắng hạn nhưng chớ để đất khô cứng, cũng nên tránh nắng quá mạnh làm thiêu đốt phần nổi của cây. Đất tốt nhất cho xương rồng cảnh là loại đất màu có nhiều hạt nhỏ lẫn với nhau, thêm ít phân P, K cho cây tươi tốt. Không để ủng nước, vì vậy, xương rồng đặt ở giếng trời là thích hợp.
- Nhiều người thường không thích trồng xương rồng trong khuôn viên nhà đặc biệt là ở giếng trời vì cho rằng những loại cây gai góc sẽ không mang lại may mắn. Thực ra, đây chỉ là quan niệm mang tính mê tín. Xương rồng về bản chất là loại cây thông dụng, dễ chơi, dễ sống. Về mặt tạo hình, xương rồng tạo được nhiều bố cục, hình thù phong phủ, ấn tượng nhất trong các loài thực vật. Ngoài ra, gia chủ sẽ mất rất ít thời gian chăm sóc hay lo lắng vì thiếu nắng gió.
- Để có một tiểu cảnh nhỏ thú vị và lạ mắt bằng xương rồng, trước tiên bạn vẫn phải bảo đảm khả năng chống thấm và thoát nước cho giếng trời tốt. Bởi vì cũng như những loại cây khác, đất trồng xương rồng vẫn cần phải đảm bảo một độ ẩm nhất định.
- Thiết kế tiểu cảnh xương rồng sẽ tuỳ theo phong cách và sở thích của gia chủ cũng như màu sắc và thiết kế nội thất của ngôi nhà. Bạn có thể chọn cây phụ thuộc vào chủng loại và hình dáng, như trụ trực thiên dáng cao và nhiều nhánh, xương rồng bà thấp tròn, hoa đá nhỏ nhắn xinh xắn, hay lan cua có hoa hồng và đỏ. Những cây xương rồng khổng lồ rất gây ấn tượng và chỉ cần đứng một mình cũng đã trở thành một tiểu cảnh lạ mắt. Gạch sáng màu với những chi tiết lịch lãm của tiểu cảnh này sẽ mang đến sự đơn giản, nhưng vẫn tạo hình đẹp.
Thiết kế tiểu cảnh đá cho giếng trời
Tiểu cảnh đá là một phong cách được ưa chuộng ở châu Âu và được thiết kế cho giếng trời ở những ngôi biệt thự có diện tích rộng. Đá tự nhiên và đá nhân tạo được bố trí xen kẽ với các loại cây tạo nên một tiểu cảnh sinh động.
Tiểu cảnh đá có thể gợi khung cảnh, thác nước, sông suối, biển cả… Tuỳ vào diện tích của giếng trời để chọn chất liệu đá và bố trí cây cỏ cho phù hợp. Thác nước dùng đá khối kết hợp cùng cây leo, dương xỉ, hoa bụi. Suối nhỏ dùng sỏi cuội kết hợp cây thuỷ sinh như lau, sậy, thuỷ trúc. Biển cả dùng đá khối, đá tảng kết hợp sỏi giả sóng, rêu hoặc cây bụi nhỏ.
Muốn có một tiểu cảnh đá như ý, bạn cần chọn những tảng đá ch vẻ lâu năm và hoàn toàn tự nhiên. Bề mặt xù xì, góc cạnh gồ ghề, bám rêu và địa y thì càng thêm giá trị. Đá lấy ở địa phương hoặc những vùng lân cận thường dễ dàng hoà hợp với phong cảnh thiên nhiên.
Khi tính toán bố trí đá cho tiểu cảnh, bạn cần lưu ý, đá thường được đặt thành nhóm chứ ít khi nằm riêng lẻ. Một nhóm đá cũng ít khi đứng một mình. Đá thường được kết hợp với cây cỏ. Trên thực tế, đôi khi cây cối góp phần định dạng hay tăng thêm hình dáng của những tảng đá kế cận.
Với những nhóm đá được bố trí một nơi tại giếng trời thì cần phải dùng thuần một loại đá để tạo cảm giác đó là những tảng đá có sẵn từ trước. Nếu có nhiều tảng chồng lên nhau thì phải bố trí sao cho chúng có vẻ ăn khớp tự nhiên cho dù chúng toả ra nhiều hướng. Đá dùng để làm lòng suối khô có thể trông khác nhau một cách hợp lý và phải hoà hợp với tiểu cảnh của giếng trời. Không nên để đá lộ hằn trên mặt đất, phải chôn chúng sâu ở mức độ cần thiết để chúng có thể thể hiện được vẻ vững chãi. Việc dùng những tảng đá nhỏ và cây trồng chung quanh chân đá sẽ càng làm tăng thêm vẻ chắc chắn.
Cân nhắc nét đặc trưng của giếng trời cùng tầm vóc của nó để chọn đá thích hợp. Một hay hai tảng đá khá lớn trong vườn giếng trời sẽ tạo ấn tượng vườn giếng trời lớn hơn thực tế. Tầm vóc của đá cũng quyết định kích cỡ của những chất liệu kề cận chúng. Muốn kiến tạo phong cảnh thành một cảnh quan đặc trưng phải dùng đá thích hợp. Về việc thi công đá, tuỳ thuộc vào khả năng thiết kế và thi công mà trông cảnh quan đã có được tự nhiên hay không.
Với một không gian không đủ rộng, nơi mà phong cách chủ đạo là vườn đá không thật sự thích hợp, một bức tường đá tự nhiên sẽ thành một nền đá lý tưởng cho các cây sống trên đá leo lên. Với một núi đá hoặc việc thể hiện một ý tưởng vườn đá bên đổi, hãy thử áp dụng ý tưởng tạo một số khối đá với phong cách giống nhau lặp lại ở một số vị trí. Phần cảnh quan này sẽ hỗ trợ cho việc hướng tầm mắt dẫn đến khu cảnh chính, ví dụ một núi đá với dòng suối chảy róc rách xuống một hồ thấp bên dưới chẳng hạn.
Cần lưu ý khi chọn chất liệu đá. Đá để trưng bày dùng đá cuội, đá granit, đá hộc… Đá để trồng cây dùng đá thẩm thuỷ. Hình dạng đá cũng phụ thuộc công năng. Đá xây tường, kè dùng khối chữ nhật; đá thác dùng loại dẹt (tạo thềm nước) kết hợp đá cuội cho thành suối, đá khối cho bờ suối; đá làm cầu lấy đá khối xây móng.
Thiết kế tiểu cảnh gốm cho giếng trời
Tiểu cảnh bằng gốm đã tạo nên một phong cách mới, đầy sức hấp dẫn trong trang trí nội thất và giếng trời bởi vẻ đẹp bình dị, thô ráp mang hơi thở làng quê. Gồm trang trí phong phú về mọi chủng loại nhưng sử dụng trưng bày phải kể đến tranh gốm, bình lạ con giống hoa tiết trang trí… Kích thước, chất liệu và chủng loại gốm là mối quan tâm hàng đầu cho những người chơi gốm.
Bình gốm vốn đã là những tác phẩm nghệ thuật. Bình cổ dài, bình “bụng to miệng thất” bình cao hình ống, bình “liên hoàn bộ, bình phối hợp với chất liệu khác như vải lụa, hạt cườm, mây tre.
Tuỳ gu thẩm mỹ của gia chủ mà gốm được thể hiện với những “ông” khác nhau. Bản thân gốm đã là một tác phẩm đẹp, đặt ở đầu. cũng đẹp. Nếu biết phối hợp với cây cối, diện tích giếng trời thì giá trị trang trí tiểu cảnh gốm càng cao.
Việc chọn lựa chất liệu bề mặt gốm cũng tuỳ thuộc phong cách nhà. Với phong cách hiện đại trẻ trung thì bình gốm phá cách, màu nóng, dâng lại được ưu tiên số một. Loại gốm đơn giản tự nhiên, men lì, gốm dân dã kiểu như chum vại thích hợp với những ngôi nhà nhiệt đới truyền thống.
Vẻ đẹp dân dã của những chum, vại, sành như đối lập với sự tiện nghi sang trọng của phong cách kiến trúc hiện đại đã tạo nên hiệu ứng bất ngờ. Một chiếc chum đứng bên thân cau thẳng tắp hoặc có đôi quang gánh “vô tình” đặt gần cũng đủ làm nên một bức tranh quê yên ả.
Chum, vại cũng trở thành những chậu trồng cây cảnh độc đáo làm duyên cho giếng trời. Những chậu gốm sành thiết kế cách điệu như những chiếc chum, chiếc sọt tre làm cho khóm cây thêm duyên dáng.
Những chiếc chum, vại trồng cây cảnh đôi khi được “phối” với các tượng đá, non bộ, tạo nên những tiểu cảnh đẹp cho không gian sống. Thế nên, đồ gốm với vẻ đẹp bình dị ngày càng đi vào đời sống, tạo nên những mảng trang trí giếng trời gần gũi với thiên nhiên con người giúp chúng ta tìm thấy đâu đó hình ảnh quê hương thuở nào.
Bài trí gốm là trang điểm cho không gian, chứ không phải là lấn át không gian. Không gian, khu vực trưng bày bình gốm phải phù hợp và có mục đích để khi đưa gốm vào yếu tố thẩm mỹ và điểm nhấn được tăng lên. Một bức tranh gốm dù là tranh tĩnh vật, tranh kỷ hà… đều có sức hút riêng do chính chất liệu đất nung mang lại.
Đó chính là sức hút của những bức tranh gốm, những họa tiết trang trí với màu sắc rất thật được chắt lọc từ thiên nhiên như màu đen lấy từ than củi, màu xanh lấy từ lá tre… Một bức tranh gốm bình dị sẽ càng thêm nổi bật khi được “đi kèm” với một vài chiếc bình gốm nghệ thuật ở một góc giếng trời của ngôi nhà.
Thiết kế tiểu cảnh nước cho giếng trời
Tiểu cảnh nước được thể hiện ở nhiều phong cách khác nhau:
- Sao chép toàn bộ thiên nhiên dưới dạng thiên nhiên thật nhưng thu nhỏ tỉ lệ. Loại hình này khá phổ biến hiện nay.
- Yếu tố nước được sử dụng là chính, thiên nhiên thật qua hình thức C cây cỏ có xuất hiện nhưng chỉ mang tính gợi mà thôi.
- Tinh thần của thiên nhiên chỉ còn được thể hiện qua mặt nước và chất liệu tự nhiên mà hoàn toàn không có sự xuất hiện của thiên nhiên thật.
Tuy được thể hiện ở nhiều phong cách khác nhau, nhưng nhìn chung tiểu cảnh nước có thể được phân chia thành 2 thể loại chính:
- Tĩnh: ở thể loại này, mặt nước phẳng lặng đóng vai trò chủ đạo, sự phản chiếu lung linh góp phần tạo cảm giác bình lặng, yên ả, mát mẻ cho không gian.
- Động âm thanh sống động của nước chảy đóng vai trò chủ đạo. Cùng với cây cả, non bộ, chất liệu thiên nhiên, tiếng róc rách của nước cùng hòa quyện tạo nên một bức tranh thiên nhiên sôi động, thổi làn gió của tự nhiên vào không gian ở.
Sao chép toàn bộ thiên nhiên dưới dạng thiên nhiên thật nhưng thu nhỏ tỉ lệ. Loại hình này khá phổ biến hiện nay.
Nước là một yếu tố rất quan trọng bởi nó điều hoà khí hậu, tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu và được coi là huyết mạch của ngôi nhà hiện đại Những vật nuôi dưới nước như cá cảnh, rùa kết hợp với cây xanh trên cạn, cây thuỷ sinh làm cho khu tiểu cảnh thêm sức sống, sinh sôi. Tuy vào diện tích giếng trời, ý thích của gia chủ để có cách bài trí một khu tiểu cảnh nước phù hợp. Trong giếng trời, tiểu cảnh nước không cần cầu kỳ mà chỉ cần bài trí sao cho đơn giản, sinh động và tự nhiên.
Nước được bài trí có thể là đài phun nước, chậu chứa nước trồng cây thuỷ sinh tạo thành tiểu cảnh. Với các tiểu cảnh suối, thác, thì thiết bị như máy bơm, phun nước tự động sẽ được khéo léo giấu kín bên trong tạo cảm giác tự nhiên và cũng rất hiện đại. Không chỉ có tác dụng làm mát, tiếng nước sôi “ục” trong chậu cũng tạo ra sức sống rất riêng cho các không gian sống trong nhà.
Loại tiểu cảnh này thường có nhiều kiểu như mô phỏng thiên nhiên dưới dạng thu nhỏ tỷ lệ, nên chú trọng đến yếu tố nước, cây cỏ chỉ điểm xuyết thêm hoặc được thể hiện qua mặt nước và những chất liệu tự nhiên như đá, gốm. Tuy hình thức khác nhau nhưng có thể phân tiểu cảnh nước thành hai loại: tĩnh và động.
Mặt nước phẳng lặng đóng vai trò chủ đạo trong tiểu cảnh loại tĩnh, mang lại cảm giác bình lặng, yên ả cho không gian sống. Đó có thể là một hồ sen nhỏ… Trong khi đó, tiểu cảnh động với tiếng nước chảy róc rách nghe rất vui tai và tạo nên một điểm nhấn cho ngôi nhà, mang bạn đến gần hơn với thiên nhiên.
Bạn có thể lựa chọn các kích thước khác nhau để thiết kế tiểu cảnh nước phù hợp cho giếng trời của mình. Đó có thể dòng “suối” nhỏ đổ xuống chậu gốm nhỏ qua một ống máng tre đơn giản theo phong cách đồng quê phương Đông. Không gian phảng phất hơi hướng thiền, tạo sự mát mẻ và thanh bình cho giếng trời. Hoặc có thể kết hợp giữa nước với tre và đá được gói gọn lại trong góc giếng trời, kéo thiên nhiên lại gần hơn với ngôi nhà. Thay cho những hòn non bộ cầu kỳ, việc sắp đặt một cách có chủ ý tạo ra một không gian thư giãn gần gũi với tự nhiên.
Phảng phất một không khí cổ điển, hồ nước nhỏ bên giếng trời sẽ làm bạn sống lại với những câu chuyện cổ tích. Chiếc lư gốm cũ kỹ được tận dụng lại kết hợp với cây vạn niên thanh sẽ mang lại một sức sống mới cho ngôi nhà, giúp điều hoà khí hậu, tạo cảm giác sinh động với sức sống của cây xanh, sinh vật cảnh dưới nước.
Tiểu cảnh nước trong giếng trời thường gắn với các kỹ thuật xử lý chống thấm, với hệ thống máy bơm, máy lọc và đèn dưới nước. Nên chọn đơn vị cung cấp chuyên nghiệp về các thiết bị này để được cung cấp thiết bị phù hợp và có sự hướng dẫn sử dụng đúng quy cách.
Với tiểu cảnh nước ở giếng trời, bạn chỉ cần thiết kế một vòi nước cấp cho bể. Hệ thống nước tuần hoàn thường dùng máy bơm đặt dưới nước, nước sẽ được chu chuyển trong tiểu cảnh mà không gây ồn ào hay tốn diện tích đặt máy.
Hệ thống lọc nước cũng rất quan trọng cho tiểu cảnh nước trong giếng trời. Nó giúp nước luôn trong, không bị rêu mốc. Hệ thống lọc này cũng đa dạng và đa phần có thể đặt nằm trong tiểu cảnh nước với những tiểu cảnh có diện tích nhỏ hơn 10m2.
Hệ thống đèn dưới nước giúp cho tiểu cảnh nước vào ban đêm lung linh, hệ thống đèn này khá đặc biệt sao cho không nóng, không bị rò điện và có những màu sắc khác nhau.
Tiểu cảnh nước trong giếng trời gồm đầy đủ các yếu tố nước, cây xanh, đã sỏi… giúp điều hòa khí hậu, tạo cảm giác sinh động cho ngôi nhà với sức sống của cây xanh, sinh vật cảnh dưới nước. Tuy nhiên trong điều kiện thiếu ánh sáng và yếm khí, bạn nên nhờ các chuyên gia tư vấn các loại cây phù hợp. Một tiểu cảnh nước có thể đem đến cho chúng ta cảm giác gần gũi với thiên nhiên, biến không gian sống của gia đình thành một chốn nghỉ ngơi và thư giãn thực sự.
Thiết kế tiểu cảnh non bộ cho giếng trời
Thiết kế non bộ dưới giếng trời là nghệ thuật xây dựng, sắp đặt, thu nhỏ, đưa những “ngọn núi” ngoài tự nhiên vào trong các vườn cảnh (giả sơn) để phục vụ mục đích thưởng ngoạn trong cuộc sống và làm đẹp cho giếng trời.
Tại Việt Nam hòn non bộ là cụm núi giả đặt giữa một bồn nước nhỏ gọi là “bể cạn. Kích thước bồn nước tùy thuộc vào diện tích giếng trời.
Đá dùng đắp non bộ, thì sử dụng những loại đá xốp dễ hút nước từ trong bồn lên để nuôi cây là hợp nhất. Đá cứng thì cần có khe nứt, kẽ gân để làm mạch nước. Người Nhật Bản và Trung Quốc thích những loại đá có hình thù kỳ dị, còn người Việt khi đắp hòn non bộ lại thích loại đá có dạng giống ngọn núi hay hải đảo, có thực tính hơn.
Núi đắp theo số lẻ (1, 3, 5) chứ không đắp số chẵn (2, 4, 6…), đó là vì theo quan niệm thì những gì lẻ vẫn tự nhiên hơn. Cây xanh được sắp xếp tô điểm cho núi giả chứ không phải trọng tâm của tiểu cảnh nên thể cây không phải quá nghiêm ngặt như nghệ thuật chơi bonsai của người Nhật, tuy nhiên vẫn phải theo tỉ lệ, cây không thể cao to hơn núi… bởi mục đích của nghệ thuật non bộ là thu hút người xem tổng thể hài hoà: ngọn núi cao, mặt nước lặng; cây xanh và những vật trang trí trên ngọn núi, nét gần xa… Cũng khác với bốn cảnh của Nhật Bản và Trung Quốc, hòn non bộ Việt Nam không dùng gỗ lũa (cây chết).
Trước đây, nghệ thuật xây dựng non bộ có những nguyên tắc, quy luật rất chặt chẽ, khắt khe như chủ, khách, xa gần, chân lẻ, cao thấp. nhưng hiện nay cách chơi đã phóng khoáng hơn.
Non bộ là một thú chơi tao nhã, giàu tính nghệ thuật. Thế giới trùng điệp của núi rừng thiên nhiên bạt ngàn được sàng lọc kỹ càng, mang về tô điểm cho khung cảnh nhỏ riêng tư. Núi đồi, khe suối, sông hồ hùng vĩ được thu nhỏ lại thành một thế giới tượng trưng trong một giới hạn nào đó. Đây là thủ chơi của các dân tộc Á Đông như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapo, Thái Lan, Việt Nam…
Người đứng ngoài nhìn vào, đó là một khu rừng nhỏ. Nét xa xăm và cô tịch của dáng rừng tạo nên do những cành cổ mộc mọc rải rác trên đá và trải dài trên những lối đi. Nhìn rừng cây, người ta dễ liên tưởng đến một ông tiên trên núi đi lạc về đồng bằng. Mỗi gốc cây là một dáng xưa cổ tùng hoang dã. Mỗi phiến đá như còn in dấu vết rêu phong sương tuyết của rừng sâu.
Mặc dù khó có thể tạo ra được một cảnh hoàn toàn giống với tự nhiên, nhưng cần cố gắng bố trí các hòn đá để đạt được sự cân đối giữa âm với dương, giữa sự liên tục với rời rạc.
Hòn non bộ đặt trong bể cạn chẳng khác nào hòn cù lao giữa biển. Nó có kích cỡ lớn nhỏ tùy theo quan điểm và sở thích của người chơi. Cho nên cảnh quan của non bộ cũng vì thế mà mỗi nơi mỗi vẻ, mỗi chủ nhân xếp đặt, bày biện mỗi khác theo trí tưởng tượng của họ.
Việc chơi non bộ ở nước ta ảnh hưởng của người Trung Quốc. Người Việt thường lấy cảm hứng từ những ngọn núi Fan-xi-păng, dãy núi Hoàng Liên Sơn, vịnh Hạ Long, chùa Hương Tích, Mỹ Đức, vùng núi cao Tây Nguyên… làm đề tựa cho các tác phẩm non bộ.
Tuỳ theo kỷ niệm, hoặc ý thích của từng người. Có người thích chơi núi ở đất cạn, có người thích chơi núi trong bể cảnh. Người thích các thế núi phương nam, người thích thế núi phương bắc. Tất cả những điều ấy không ràng buộc như chơi cây cảnh. Nhưng cái khó ở chỗ đục núi, ghép núi, cách trình bày sao cho hợp lý, không gượng ép cho đến khi thấy được sự hùng vĩ, hiểm trở, hoặc phong cảnh thơ mộng, hữu tình. Các đường nét, các hang động, rêu phong, đường mòn, một chi tiều phu, một vài con khỉ ngồi chênh vênh chính là ngôn ngữ của non bộ.
Bố cục của non bộ chịu ảnh hưởng của luật không gian ba chiều của hội họa như: cao thấp, xa gần, trên dưới… Quả núi được chia ra làm 3 phần rõ rệt:
- Ngọn núi: Ngọn núi còn gọi là chóp núi, hay đỉnh núi. Đây là phần cao nhất của quả núi. Ngọn núi nếu nhọn là núi trẻ, và tròn đầu là núi già. Thường thì non bộ người ta chơi núi trẻ nên ngọn núi vút thẳng lên tượng trưng cho trời. Trời thì ở vị trí cao nhất, nên nếu trên chót đỉnh có cây là sai nguyên tắc.
- Sườn núi: Sườn núi nằm vào khoảng giữa của quả núi. Đây là phần lớn nhất và quan trọng nhất, giá trị của quả núi đẹp xấu ra sao tùy vào sự bài trí của phần này. Sườn núi tượng trưng cho người. Sườn núi thường có ghềnh, thác, hang động, khe rãnh, và những gì liên quan đến sự sống của động và thực vật.
- Chân núi: Chân núi là phần nền của quả núi, tính từ phần nền nổi trên mặt nước, xuống phần đá ngầm, và phần đế của quả núi. Chân núi tượng trưng cho đất, nên vừa vững chắc, vừa phì nhiêu, tùy vào đó mà tạo sông, suối, ao, hồ, có ruộng, vườn, có sự sống của con người và muông thú.
Chú ý rằng vị trí núi phải đặt cho hợp lý để giữ sự cân đối, phải “đồng thanh, đồng thử” mới đẹp mắt. Diện tích núi không được chiếm quá hai phần ba mặt hồ.
Có hai kiểu tạo dáng non bộ cho giếng trời:
Kiểu thứ nhất: tạo dựng lại những danh lam thắng cảnh, núi, sông hang động, thác ghềnh nổi tiếng ở Việt Nam, như vịnh Hạ Long, Hòn Gà Chọi, Hòn Chồng, hồ Ba Bể, Bích Động, núi chùa Non Nước, Hòa Vọng Phu, Tôn Thị, v.v…
Kiểu thứ hai: sáng tạo các dáng lạ của phong cảnh theo trí tưởng tượng hoặc theo thần thoại, các sự tích tôn giáo, các hình thế mỹ thuật theo quy ước cổ điển, các dạng linh vật như Thiềm thử quá hải, Mãnh hồ khai địa, Phượng hoàng đảo dực, Sư tử hí cầu, Hoàng hạc hạ sơn (một sơn thế), Long phụng giao đầu, Lưỡng long tranh châu, Phụ tử tình thâm, Mẫu tử tình thâm, Đồng tử bái Quan Âm (hai sơn thế), Thiên địa nhân, Tam Cương (ba sơn thế), Tứ quí (bốn sơn thế), Ngũ hành, Ngũ thường, Ngũ nhạc (năm sơn thề), Thất hiền (bảy sơn thể), Bát tiên (tám sơn thế), Quần lập (nhiều sơn thể)…
Khi tạo dáng non bộ phải tuân theo luật:
- Không xuyên tâm: điều cấm kỵ là để một lỗ xuyên từ bên này qua bên kia thân hòn non bộ, không ai dám tạo ra, nếu có sẵn trong tự nhiên cũng không được đụng đến giống như người có tài song lại có tật.
- Không phản chủ: là phải có hòn chủ to cao, dứt khoát, giữ vai trò sinh mệnh của hòn non bộ – phân biệt rõ chủ khách…
- Không cắt ngang hòn núi chính, phải có phong thức là cao phong, không bị cắt bằng ngang đình nhưng cũng không nên để đỉnh nhọn không đẹp, làm sao cho ngọn núi phải nhấp nhô, không nhọn, không bằng, tự nhiên mới đẹp. – Không triệt bộ: là phải có đường nhỏ để đi – hợp tình hợp lý chứ không bị dẫn đến đường cùng không có lối thoát…
- Không vô lý: Nhà cửa, người, thú phải đúng tỷ lệ, không để mục đồng chăn trâu và ngư ông ngồi câu cá trên đỉnh núi, không để con dê, con cừu cạnh con beo, con hổ… Tóm lại phải thực tế, giống khung cảnh của thiên nhiên, trái ngược lại quy luật tự nhiên là không đẹp.
Hình thể núi gồm
- Thế cao phong: Ngọn cao vút, đầu núi hơi tròn để tránh vẻ khiêm tốn và thể hiện một hòn núi già cổ kính. Thân núi hơi phình to, tròn có ít hang hốc, cây cỏ lưa thưa và nên có một cây nhỏ thế huyền hay hoành ở gần đỉnh hay ngang lưng. Chân núi hơi thót vào, dưới chân núi có nhà, đình, tháp, người và vật, cây cối. Núi thường được đặt cao tầm mặt người xem tạo cho hòn non bộ càng có vẻ cao vút lên nhưng rất vững chất.
- Thế độc phong (cô phong): Chỉ có một ngọn núi đơn độc, không có núi phụ (núi khách) cận kề, cũng không có đồi, gò chung quan chân núi. Thế núi đơn độc, tất nhiên phải cao và hiểm trở… Ngọn đồ phong đơn độc, nhưng ngạo nghề, như kẻ anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất, không hề biết kiêng sợ một ai v.v…
- Thế song phong: Thế song phong là thế núi có hai ngọn núi trong bồn hay bể cạn. Một núi cao và một núi thấp, vị trí nằm ngang hàng nhau. Nếu hai ngọn núi đều cao vút lên trời thì gọi là song phong, còn nếu ngon của núi cao hơn nghiêng về bên núi thấp thì nó mang tên khác là phu thê hay phụ tử.
- Thế đa phong: Thế đa phong là thế núi có trên hai ngọn, như ba hoặc bốn ngọn… nối tiếp nhau tạo thành thế trường sơn. Những ngọn này cao thấp khác nhau, tạo nên nhiều tầng, nhiều lớp cao thấp. Tuy nhiên phải có một núi chủ, đặt ở vị trí nào cũng được.
- Thế kỳ phong: Thế núi này đứng biệt lập ra một nơi, cách xa những núi nhỏ khác. Thế núi không những cao lớn dị thường, và còn ẩn chứa vẻ kỳ bí gây sự tò mò cho người thưởng ngoạn. Ở thế kỳ phong, ngọn cao vút tận mây, so với những ngọn núi gần đó thì chiều cao và chiều rộng cách xa một trời một vực. Thế núi này thường được đặt trong một góc vườn hay sân rộng mới đúng vị thế của nó.
- Thế long thăng: Thể núi long thăng có hình dáng con rồng đang trỗi dậy bay lên. Thế núi hiểm trở, sườn nghiêng và ngọn dốc lên cao, tượng trưng cho sự vươn mình trỗi dậy, không chịu khuất phục, đầu hàng nghịch cảnh. Khó khăn đến mấy cũng cố vươn lên, cất đầu lên cho bằng được.
- Thế lập chương: Thế núi vừa cao vừa rộng nhìn xa như một bức – bình phong, vách núi dựng đứng, có thể bằng phẳng trơn tuột mà cũng có thể đá dựng đứng như gươm, gây nên sự hiểm trở vô lường. Vách núi như vậy thật hiểm gọi là huyền nhai.
- Thế kỳ nham: Thế núi kỳ lạ, ngọn có dạng hình thù đặc biệt như một tàng cây, một hình thù của người hay vật. Như kiểu núi Voi phục, núi Mẹ bồng con vv… Dạng núi này đưa vào hòn non bộ thường không được đẹp, trừ trường hợp có những tảng đá có cần hình thù quái dị đặt vào thì lại khác. Nếu không thì phải có bàn tay khéo léo của con người, chịu khó gọt đèo, mai giữa tỉnh và từng đường nét vv…
- Thế cương lĩnh: Thế núi cương lĩnh là thế núi thấp, ngọn bằng, đây là thế núi già, chung quanh có nhiều đồi trọc. Trong thế núi này chúng là kiến tạo được nhiều sông suối, ao hồ, đường món khúc khuỷu quanh co, tạo thành được nhiều cảnh trí vừa lạ, vừa đẹp.
- Thế quân tử: Dáng núi cao, thắng có hai loại: Cây không quá ngon (đầu đội trời). Cây đứng thẳng trên ngọn (cây là quân tử).
- Thế thôn trang: (còn gọi là ngư, tiểu, canh, mục), Đây là thể dễ làm nhất có (thể có nhiều hòn phụ xung quanh) nhưng phải có đủ 6 ông ông câu cá, ông vác củi, ông quốc đất, “ông” chăn trâu và hai ông tiên đánh cờ trên đỉnh núi. Nên chia hòn thành nhiều tầng nấc cho đẹp.
- Thế huyền nham: Thế này cũng có một ngọn trông cao vút, chân vững vàng nhưng thế núi như treo, trong thế đó gục. Trên ngọn có thể đặt định ta và một cây có thể huyền hay hoành nhấn thêm ngọn núi xuống.
- Thế bích lập: Thể núi có một mặt phẳng đứng như tường vách, cũng chỉ cần một ngọn, chân núi vững chắc có thể thót vào ở một phía. Cây cối, bể cạn, vị trí đặt bể gần giống như thế cao phong.
- Thế viễn sơn: Gồm nhiều hòn núi xếp lô xô cao thấp, thoái dẫn từ tâm ra xa, có làn nước uốn lượn giữa các chân núi. Núi đặt dưới thấp hơn tầm mắt để khi nhìn dễ cảm thấy như một vùng trời nước bao la.
Tóm lại, tiểu cảnh non bộ là một tác phẩm công phu của hội hoạ và điêu khắc mang đậm nét thẩm mỹ nên rất thích hợp trang trí dưới giếng trời.
Nội Thất ICEP – là công ty thiết kế & thi công nội thất chuyên nghiệp, uy tín. Chúng tôi có hơn 10 kinh nghiệm trong ngành với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư chuyên nghiệp, sáng tạo, giàu kinh nghiệm. Nội thất ICEP cam kết 100% chất lượng sản phẩm và 100% thi công giống bản vẽ 3D.
Liên hệ với ICEP nếu bạn cần tư vấn miễn phí nhé:
- Hotline: 093 705 2345
- Địa chỉ: 143 Phạm Huy Thông, Phường 6, Gò Vấp, TP. HCM
- Fanpage: ICEP DECOR – Thiết Kế Nội Thất Chung Cư Căn Hộ Chuyên Nghiệp