Bí Quyết Lựa Chọn Và Trang Trí Cửa Sổ Hiện Đại (Phần 1)

Lựa chọn và trang trí cửa sổ là một phần quan trọng của ngôi nhà, không chỉ thể hiện tính thẩm mỹ mà còn có tác dụng đón ánh sáng và gió vào không gian bên trong. Nội Thất ICEP hiểu được điều đó. Vì vậy, với mong muốn giúp bạn có thêm tư liệu tham khảo bổ ích cho quá trình chọn lựa các mẫu mã cửa sổ, chúng tôi đã tìm kiếm và tổng hợp các yếu tố về các loại cửa sổ thông dụng cần xem xét trong quá trình mua/xây nhà trong bài viết này.

Đây là một phần của series “[MÁCH BẠN] Thiết Kế Phong Thủy Cổng Nhà Đúng Và Chuẩn, ở bài này chúng ta sẽ xoáy sâu và tìm hiểu về các loại cửa sổ thông dụng và xu hướng nhất hiện nay, giúp bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn khi thiết kế cửa sổ cho mái ấm của mình.

Các tiêu chí chọn lựa và trang trí cửa sổ 

Bố trí và trang trí cửa sổ là một yếu tố quan trọng trong mỗi ngôi nhà, có tác dụng kết nối con người với môi trường xung quanh. Hiện nay, có nhiều loại cửa sổ và mỗi loại có những đặc tính riêng, phù hợp với từng nhà và tùy mỗi tính cách người sử dụng. 

Khi quyết định sử dụng loại cửa sổ nào, cần tìm hiểu kỹ về hướng địa lý, nhu cầu về thông gió và ánh sáng của từng phòng hình thức kiến trúc trong và ngoài nhà để có được sự tối ưu của cửa sổ. Một điểm cần lưu ý nữa là dù trang trí cửa sổ bất kỳ nào cũng nên có ô văng hoặc gờ chắn nước để bảo vệ cửa sổ và tránh mưa hát vào phòng. Có thể phân loại cửa sổ theo những tiêu chí sau: 

Theo chức năng sử dụng 

Cửa sổ lấy sáng: cửa kính hoặc những vật liệu khác mà ánh sáng có thể xuyên qua. Cửa sổ loại này nên dùng ở các mảng tường có hướng bắc, đông bắc hoặc nam – những hướng ít bị ảnh hưởng của ánh nắng gắt mùa hè. Nên sử dụng kèm theo rèm, mành để điều chỉnh được lượng ánh sáng cho phù hợp. 

Bạn có thể quan tâm đến bài viết liên quan đến:

Cửa sổ ngân sáng: cửa dạng panô đặc (gỗ, kim loại, nhựa), có lá chớp (chớp cổ định hoặc chớp lật). Loại cửa sổ này nên dùng ở các mảng tường có hướng đông và tây. Cửa sổ chớp rất được chuộng vì vừa che nắng, lại vừa thoáng gió. Đối với hướng đông và tây, tốt nhất nên dùng loại cửa số có cả cánh kính và cánh chớp. 

trang trí cửa sổ theo chức năng
trang trí cửa sổ theo chức năng

Theo cấu tạo 

  • Trang trí cửa sổ mở bản lề ngang (cửa sổ mở giống như cửa đi): là loại cửa thông dụng nhất, có thể gồm một cánh hoặc nhiều cánh. Loại này thông gió tốt nhất và cung cấp rất nhiều ánh sáng vào trong phòng. Nên dùng ở những hướng có tầm nhìn đẹp. 
  • Trang trí cửa sổ mở hất ra ngoài (bản lề ở trên đỉnh, mở ra ngoài từ phía dưới): thông gió tốt và tránh mưa hắt vào phòng, thích hợp với các phòng ở nhà cao tầng và không có ô văng cửa sổ. 
  • Trang trí cửa sổ trượt ngang: cánh cửa trượt ngang trên ray trượt, diện tích thông thoáng nhiều nhất chỉ bằng nửa diện tích cả cửa sổ. Loại trượt ngang có ưu điểm không chiếm diện tích, không bị va đập cánh do gió, thích hợp với phòng trên tầng cao. 
  • Trang trí cửa sổ cố định: hay còn gọi là vách cố định. Loại này dùng để lấy sáng, không mở được, không cho lưu thông gió trong và ngoài phòng, thường dùng trong các không gian lớn có tầm nhìn đẹp, hoặc ở trên cao, làm mở rộng tối đa diện tích cửa sổ. 

Cửa sổ mở quay quanh trục giữa cánh: có hai loại, quay quanh trục ngang và quay quanh trục đứng. Loại quay quanh trục đứng được sử dụng nhiều, thông gió tốt và rất thích hợp với căn phòng có phong cách kiến trúc hiện đại. 

trang trí cửa sổ theo cấu tạo
trang trí cửa sổ theo cấu tạo

Lựa chọn màu sắc phong cách và chất liệu cho cửa số 

Cửa sổ là nơi kết nối con người với môi trường xung quanh vì vậy đây là khu vực quan trọng trong mỗi ngôi nhà. Có nhiều tiêu chí lựa chọn cửa sổ dựa trên đặc tính của từng loại hình kiến trúc, tuy nhiên cũng phải đáp ứng những tiêu chí riêng của người sử dụng. 

Chọn cửa sổ phù hợp không đơn giản là cách bạn chọn lựa một đồ vật trang trí trong nhà, nó là sự tổng hợp của nhiều yếu tố như hình thức kiến trúc trong và ngoài nhà, yêu cầu về thông gió ánh sáng, địa lý của khu vực sinh sống… Dù là bất cứ loại cửa sổ nào cũng nên có ô văng hoặc gờ chắn nước để tránh mưa hắt vào phòng.

Ví dụ, cửa sổ lấy sáng thường được sử dụng bằng cửa kính hoặc những vật liệu khác mà ánh sáng có thể xuyên qua. Cửa sổ loại này chủ yếu dùng ở các mảng tường có hướng bắc, đông bắc hoặc nam những hướng ít bị ảnh hưởng của ánh nắng gắt mùa hè. Khi sử dụng cửa kính nên bố trí kèm theo rèm, mành để điều chỉnh được lượng ánh sáng cho phù hợp. 

Ngược lại với cửa sổ lấy sáng là loại cửa ngăn sáng dùng cho những ngôi nhà có hướng cửa phía tây hoặc xung quanh không có các công trình cao tầng che chắn. Đây là dạng cửa panô đặc (gỗ, kim loại, nhựa) có lá chớp. Cửa sổ chớp rất được chuộng vì vừa che nắng, lại vừa thoáng gió. 

các mẫu trang trí cửa sổ
Lựa chọn màu sắc sáng màu khi trang trí cửa sổ

Lựa chọn các mẫu cửa sổ thông dụng 

Cửa sổ mở quay vào trong 

Vật liệu cấu thành: Thanh profile nhôm định hình 6063-T5 (khuôn cửa, khung cánh); Kính (kính đơn, hộp kính); Hệ gioăng cao su kép đảm bảo độ kín, khít; Hệ phụ kiện kim khí: chốt đa điểm, tay nắm, khoá. 

Đặc điểm: Vật liệu nhẹ, có độ cứng và độ an toàn cao giúp tăng khả năng chịu lực; Chịu rung, chịu nén và lực va đập; Cách âm, cách nhiệt tốt và độ kín, khít cao; Kinh tế trong sử dụng; Phù hợp với những nhà bị giới hạn không gian mở bên ngoài; Hạn chế được nguy cơ gió dập cánh cửa, phù hợp cho việc sử dụng tại các toà nhà cao tầng; Thuận tiện cho lắp lưới chống côn trùng bên ngoài cũng như việc lau chùi, bảo dưỡng cửa. 

các mẫu trang trí cửa sổ
Trang trí cửa sổ mở quay vào trong

Cửa sổ mở quay ra ngoài 

Vật liệu cấu thành: Thanh profile nhôm định hình 6063-T5 (khuôn cửa, khung cánh); Kính (kính đơn, hộp kính); Hệ gioăng cao su kép đảm bảo độ kín, khít; Hệ phụ kiện kim khí: chốt đa điểm, tay nắm, khoá. 

Đặc điểm: Có độ cứng cao giúp tăng khả năng chịu lực; Các chế độ đóng hoặc mở không ảnh hưởng đến không gian và diện tích sử dụng của căn phòng; Đảm bảo tính cách âm, cách nhiệt và độ kín, khít cao Phù hợp với tập quán sử dụng của người Việt Nam.

Do đặc điểm nhôm là vật liệu nhẹ nên góp phần làm giảm tải trọng cho các công trình nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn cao. Các thành Profile được thiết kế hợp lý với các khoang rỗng và sống gia cường nên khả năng chịu lực tốt. Cửa nhôm kính rộng, sang trọng, nối và mở rộng được không gian, tạo được tầm nhìn bao quát cho căn phòng; Kinh tế trong sử dụng; Bề mặt nhôm được sơn phủ giúp cho cửa chống được sự ăn mòn, chống phai màu và có tính thẩm mĩ cao…

các mẫu trang trí cửa sổ
Trang trí cửa sổ mở quay ra ngoài

Cửa sổ mở trượt 

Vật liệu cấu thành: Thanh profile nhôm định hình 6063-T5 (khuôn cửa, khung cánh); Kinh (kính đơn, hộp kính); Hệ gioăng cao su kép đảm bảo độ kín, khít; Hệ phụ kiện kim khí: chốt con lăn, tay nắm, khoá. 

Đặc điểm: Thanh nhôm được thiết kế với các khoang rỗng và các sống gia cường hợp lý nên việc sự dụng cửa nhôm sẽ góp phần giảm tải trọng cho công trình hơn hẳn với các loại vật liệu khác; Chịu rung, chịu nén và chịu lực va đập tốt; Khả năng cách âm, cách nhiệt cao giúp tiết kiệm chi phí sử dụng điện năng; Dễ dàng cho việc lau chùi và bảo dưỡng cửa; Khi đóng mở không ảnh hưởng đến không gian và diện tích sử dụng của căn phòng; Độ an toàn cao, tránh được nguy cơ giớ dập; Phù hợp cho việc sử dụng tại các toà nhà cao tầng và các c trình dân dụng. 

các mẫu trang trí cửa sổ
Trang trí cửa sổ mở trượt

Cửa sổ mở hất ra ngoài 

Vật liệu cấu thành; Thanh profile nhôm định hình 6063-T5 (khuôn cửa, khung cánh); Kính (kính đơn, hộp kính); Hệ gioăng cao su kép đảm bảo độ kín, khít; Hệ phụ kiện kim khí: chốt đa điểm, bản lá chữa tay nắm, khoá. 

Đặc điểm: Đảm bảo khả năng cách âm, cách nhiệt tốt và độ kín, khi cao; Đảm bảo sự thông thoáng cho căn phòng nhưng vẫn giữ được vẻ kín đáo, tránh hắt mưa; Sử dụng vật liệu nhẹ góp phần làm giảm tải trọng của công trình xây dựng; Thanh nhôm được thiết kế với các khoang rỗng và các sống gia cường hợp lý nên cửa có khả năng chịu lực càng tốt; Chịu rung, chịu nén và lực va đập từ bên ngoài. 

Đây là loại cửa nhôm kính rộng, sang trọng, nối và mở rộng được không gian, tạo được tầm nhìn bao quát cho căn phòng. Phù hợp với nhiều kiểu kiến trúc công trình. Kinh tế trong sử dụng. Nhôm là vật liệu có độ bền cao, nhẹ so với các loại vật liệu khác cùng với hệ khóa đồng bộ nên tạo được độ kín, khít và an toàn cao cho các công trình. Bề mặt nhôm được sơn phủ góp phần giúp cho cửa chống được sự ăn mòn, phai màu theo thời gian. 

các mẫu trang trí cửa sổ
Trang trí cửa sổ mở hất ra ngoài

Cửa sổ mở quay lật vào trong 

Đặc điểm: do đặc điểm nhôm là vật liệu nhẹ, các thanh nhôm được thiết kế với các khoang rỗng và các sống gia cường hợp lý nên việc sự dụng vật liệu này sẽ giảm tải trọng toàn bộ công trình; Khả năng chịu rung, chịu nén, chịu lực va đập tốt và độ an toàn cao; Sản phẩm có cầu cách nhiệt, các thanh profile nhôm được ngăn cách bởi lớp cách nhiệt cao bằng dải Polyamit. Cùng với hệ gioăng và phụ kiện kim khí đồng bộ, do đó có tính các âm, cách nhiệt cao. 

Cửa nhôm kính rộng, sang trọng, nối và mở rộng được không gian, tạo được tầm nhìn bao quát cho căn phòng. Tiết kiệm chi phí sử dụng điện năng và dễ dàng lau chùi bảo dưỡng cửa; Phù hợp với những nhà bị hạn chế không gian mở bên ngoài. Chế độ mở lật vào trong đảm bảo sự thông thoáng cho căn phòng nhưng vẫn giữ được vẻ kín đáo, tránh hắt mưa, tránh gió đập, đồng thời không ảnh hưởng đến việc bài trí các đồ đạc gần cửa như rèm cửa, đèn bàn… Cánh cửa sổ có thể mở theo hai chế độ là mở quay vào trong hoặc là mở lật góc 10 – 15 độ vào trong. 

Vật liệu cấu thành: Thanh profile nhôm định hình 6063-T5 (khuôn cửa, khung cánh); Kính (kính đơn, hộp kính); Sử dụng hệ gioăng cao su kép đảm bảo độ kín, khít; Hệ phụ kiện kim khí: chốt đa điểm, tay nắm, khoá.

các mẫu trang trí cửa sổ
Trang trí cửa sổ mở lật vào trong

Cửa sổ quay, lật và mở song song 

Vật liệu cấu thành: Thanh uPVC (khuôn cửa, khung cánh); Thép hộp gia cường; Kính (kính đơn, hộp kính); Hệ gioăng kép đảm bảo độ kín, khít; Phụ kiện kim khí: AutoPilot Comfort của hãng Winkhaus. 

Đặc điểm: Ngoài cách mở quay, lật thông thường, loại cửa này còn mang đến một phương pháp mở cửa mới đó là mở song song. Xoay tay vặn lên trên và kéo vào trong lòng, cánh cửa sẽ nằm ở vị trí song song với khung cửa, tạo ra một khe hở 6mm. Khe hở này sẽ giúp tăng cường khả năng thông khí, giảm độ ẩm, hạn chế nấm mốc, giữ gìn sức khoẻ con người và tăng tuổi thọ của công trình. Thông thoáng như đang mở cửa và an toàn như khi đóng cửa chính là lợi ích của kiểu mở song song đem lại cho khách hàng. 

Loại cửa này có thể khắc phục những hạn chế của các kiểu cửa sổ truyền thống trong mọi trạng thái thời tiết. Hệ thống chốt đa điểm ở 4 cạnh cánh của đảm bảo sự tiện nghi và an toàn.

các mẫu trang trí cửa sổ
Trang trí cửa sổ quay, lật và mở song song

Hướng dẫn sử dụng một số mẫu cửa sổ thông dụng

Cửa sổ mở quay lật vào trong

Cửa sổ quay lật vào trong sử dụng thanh chốt chính và tay nắm để mở và khóa cửa (khóa giữa cánh và khung cửa) qua các tai chốt trên khung và trên đổ (đố động) và sử dụng chốt cánh để khóa trực tiếp cánh chủ động vào khung (trong trường hợp trang trí cửa sổ 2 cánh đồ động). 

Hướng dẫn đóng mở cửa: Khi đóng cửa, nếu xoay tay nằm xuống thì cửa sẽ bị khóa; quay tay nắm cửa sang chế độ mở quay vào trong quay ngược tay nắm lên trên cửa sẽ chuyển sang chế độ mở lật. Trong thái đóng, trường hợp cửa đang mở ở một chế độ (như quay lật) khi đó nghiêm cấm không được cố vấn tay nắm sang một vị trí khác để tránh trường hợp cửa bị mở hai chế độ cùng một lúc sẽ làm hỏng loại chốt chống nhầm của cửa. Với cửa 2 cánh khi mở thì có thể sử dụng hai loại chối cánh (liền và rời) chốt liền nằm sát đổ động khi cửa ở trạng khi mở dùng tay gạt này lên; chốt rời dùng tay xoay phần tay gạt nhỏ cả trên và dưới để mở cửa. 

Hướng dẫn căn chỉnh phụ kiện: Bản lề của cửa cho phép điều chỉnh hai chiều nhằm bảo đảm cửa có độ kín khít cao nhất; có thể điều chỉnh bản lề bằng cách: tháo vỏ nhựa bọc bản lề ra ngoài, sử dụng lục lăng chuyên dùng điều chỉnh vít để cánh cửa đạt độ kín khít như ý muốn 

Ngoài ra có thể dùng lục lăng điều khiển phụ kiện của cửa trực tiếp từ các chốt khóa; dùng lục lăng ở vít lệch tâm nằm trên thanh định hướng ở góc trên cánh gần bản lề phía trên của cửa. Bản lề sử dụng cho cửa này có độ chính xác cao và có thể chịu được tải trọng cánh lên tới 100kg. 

Cửa sổ mở quay ra ngoài

Loại trang trí cửa sổ này dùng bản lề chữa A do vậy có rể mở cánh cửa tại bất kỳ một vị trí nào theo ý muốn. Tải trọng thông thường của loại này từ 22kg đến 45kg nên trong quá trình sử dụng không được trèo lên cánh cửa hoặc treo lên cánh cửa các vật nặng khi cửa đang ở trạng thái mở. Do sử dụng bản lề chữ A nên loại cửa này có thể mở được các góc khác nhau tùy theo yêu cầu, tuy nhiên góc mở tối đa không quá 900. Ngoài ra bạn có thể sử dụng tại chốt cửa có 2 rãnh khóa cho phép khi đóng cửa vẫn có thể thông gió nhẹ. Kiểu mở bằng bản lề chữ A cho phép người sử dụng dễ dàng vệ sinh, lau cửa cả bên trong lẫn bên ngoài, riêng phần phụ kiện phải sử dụng chổi lông để vệ sinh.

Cửa sổ mở quay vào trong

Cơ chế mở quay vào trong sử dụng thanh chốt chính và tay nắm để mở và khóa cửa (khóa giữ cánh và khung cửa) qua các tai chốt trên khung, trên đố và sử dụng chốt cánh để khóa trực tiếp cánh thụ động vào khung (trong trường hợp trang trí cửa sổ 2 cánh đố động). Với cửa 2 cánh dùng đổ động có thể sử dụng 2 loại chốt cánh liền và rời; chốt liền nằm sát đố động khi cửa ở trạng thái đóng, khi mở dùng tay gạt lấy lên; chốt rời thì dùng tay xoay phần tay gạt nhỏ phía trên và phía dưới để mở cửa. 

Hướng dẫn đóng mở: Xoay tay nắm xuống dưới cửa sẽ bị khóa. Quay ngang tay nắm cửa sẽ chuyển sang chế độ mở quay vào trong. 

Hướng dẫn căn chỉnh phụ kiện: Tháo vỏ nhựa bo bản lề. Sử dụng các loại lục lăng chuyên dụng điều chỉnh các lỗ trên bản lề này cho đến khi cửa đạt độ kín khít như ý muốn. Ngoài ra cũng có thể điều chỉnh phụ kiện trực tiếp từ các chốt khóa lục lăng. 

Cửa sổ mở hất ra ngoài

Loại cửa này dùng bản lề chữa A do vậy có thể mở cánh cửa tại bất kỳ một vị trí nào theo ý muốn. Tải trọng thông thường của loại này từ 22kg đến 45kg nên trong quá trình sử dụng không được trèo lên cánh cửa hoặc treo lên cánh cửa các vật nặng khi cửa đang ở trạng thái mở. Kiểu mở bằng bản lề chữ A cho phép người sử dụng dễ dàng vệ sinh, lau cửa cả bên trong lẫn bên ngoài, riêng phần phụ kiện phải sử dụng chổi lông. Bản lề được lắp 2 bên cạnh cửa và ở phía trên, trường hợp cửa cần giới hạn góc mở hoặc kích thước cánh lớn (tải trọng lớn) thì cần thiết phải sử dụng thêm 1 hoặc 2 thanh hãm cửa

Lựa chọn cửa sổ an toàn cho công trình cao tầng 

Cửa sổ tại các nhà cao tầng thường phải chịu tác động mạnh bởi áp lực gió, trong khi đó, cửa sổ truyền thống mở theo hướng quay và hất ra ngoài cũng góp phần gây mất an toàn, đặc biệt khi gió bão xảy ra. 

Tại các tòa nhà cao tầng nếu thiết kế cửa mở quay ra ngoài sẽ không đảm bảo an toàn cho công trình. Ở độ cao như vậy đòi hỏi trang trí cửa sổ cho nhà cao tầng phải có yêu cầu đặc biệt hơn, thiết kế cửa phải chịu được sức gió mạnh. Ngoài ra, ở các tòa nhà cao tầng luôn phải chịu tiếng ồn do tiếng gió rít và hiện tượng mưa tạt dễ bị thấm nước mưa, vì vậy các loại cửa này đòi hỏi phải có độ kín khít cao để chống hiện tượng rò rỉ nước mưa và tăng khả năng cách âm, cách nhiệt. 

Trên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu, người ta không dùng cửa sổ mở quay ra ngoài cho nhà cao tầng, mà chủ yếu sử dụng cửa sổ mở quay lật vào trong và một số nước rất ít sử dụng cửa sổ mở hất ra ngoài. Còn tại Việt Nam, do chưa có tiêu chuẩn về chiều mở cửa sổ, mặc dù các nhà thiết kế đã ý thức được việc hạn chế sử dụng kiểu mở quay và mơ hất ra ngoài nhưng một số nhà cao tầng vẫn sử dụng các kiểu mở trên Những kiểu mở này rất nguy hiểm vì khi cửa mở quay ra ngoài ở góc 180 độ, nếu gặp gió to hoặc mưa bão lớn cửa dễ bị va đập mạnh với tường; có những loại cửa có thanh hạn vị góc mở và chỉ mở 90 độ như cửa mở quay ra ngoài.

Kiểu mở này hạn chế được sự va đập, tuy nhiên nó như một cánh buồm nếu gặp gió lốc sẽ rất nguy hiểm. Còn cửa sổ mở hất bị hạn chế về chế độ mở, chỉ mở được góc 45 độ và khi có gió lốc cũng không đảm bảo an toàn. Mặc dù cửa sổ sử dụng các loại kính an toàn để tránh rơi mảnh vỡ nhưng trong trường hợp cửa mở gặp gió to hay bão lốc có thể làm bay cả cánh cửa. 

Để đảm bảo an toàn, các tòa nhà cao tầng hiện nay thường sử dụng cửa sổ mở trượt, cửa sổ mở quay vào trong và cửa sổ mở quay lật vào trong. Trang trí cửa sổ mở trượt hay được dùng vì có giá thành rẻ bởi hệ phụ kiện đơn giản. Tuy nhiên, do có cấu tạo hai cánh trượt song song với nhau cho nên đã tạo ra khe hở ở giữa hai cánh, mặc dù các nhà sản xuất đã dùng chổi quét để chặn khe hở này nhưng vẫn không đảm bảo độ kín khít cao. Hơn nữa cửa mở trượt chỉ mở được 1/2 diện tích cửa. 

  • Với trang trí cửa sổ mở quay vào trong thông thường có cấu tạo đơn giản thì không có khả năng cách âm, cách nhiệt, chỉ mở được một chiều và có cảm giác vướng đồ đạc. Còn cửa sổ mở quay vào trong có cấu tạo hiện đại với hệ phụ kiện và chốt đa điểm đảm bảo độ kín khít nên khả năng cách âm, cách nhiệt cao, tuy nhiên cửa cũng bị hạn chế về chiều mở và không định vị được cánh cửa tại một điểm. 
  • Còn trang trí cửa sổ mở quay lật vào trong có tính ưu việt hơn so với các loại cửa đã nói ở trên nhờ có cấu tạo với chốt đa điểm và hệ gioăng kép. Khi cửa đóng lại, hệ thống chốt đa điểm sẽ chốt lại ở tất cả các điểm, đồng thời ép chặt khuôn cửa và khung cánh với nhau tạo ra độ kín khít cao. Vì cửa không quay ra bên ngoài nên đảm bảo được yếu tố an toàn cho nhà cao tầng, ngay cả khi cửa mở gặp mưa bão mà chủ nhà không kịp đóng lại cửa. 

Loại cửa này có thể mở theo 3 chế độ khác nhau: mở 180 độ hoặc 20 độ để thông phòng, mở thoáng khí 15 độ và mở thông hơi 1 – 2 độ. Cả 3 chế độ mở này đều có độ an toàn sử dụng cao, hạn chế tối đa sự tác động mạnh của sức gió. Ngoài ra, chế độ mở lật vào trong đảm bảo sự thông thoáng cho căn phòng nhưng vẫn giữ được vẻ kín đáo, đồng thời không ảnh hưởng đến việc bài trí các đồ đạc gần cửa như rèm cửa, đèn bàn… Đây là loại cửa hiện đại được sử dụng phổ biến trên thế giới và tại các quốc gia châu Âu. 

  • Các loại cửa sổ mở quay lật này có thể được làm từ uPVC hoặc nhôm. Sản phẩm từ uPVC thường có giá thành phải chăng hơn so với nhôm. Cửa từ nhôm đòi hỏi phải có cầu cách nhiệt để giảm sự truyền nhiệt, vì vật liệu nhôm đắt hơn cho nên giá của mỗi bộ cửa nhôm cao hơn cửa uPVC. Do vậy, tùy vào ngân sách đầu tư cho tòa nhà, có thể lựa chọn cửa sổ bằng vật liệu uPVC hay nhôm cho phù hợp. 
  • Bên cạnh chất liệu nhôm thì kính cũng thường được chọn làm cửa sổ trong các toà nhà cao tầng. Tuy nhiên, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm Việt Nam, kính xây dựng không phải lúc nào cũng phát huy hết ưu điểm và sử dụng hợp lý. Bên cạnh tính năng vượt trội của các vật liệu khác không có được, chúng ta cũng cần chú ý đến những tác động ngược chiều của kính. 

Một hiện tượng xảy ra là hiệu ứng nhiệt: sau khi bị Một hiện tượng xảy ra là hiệu ứng bức xạ qua kính vào nhà sẽ làm cho các bề mặt nóng lên, tiếp sau đó lại bức xạ ra ngoài. Kết quả là nhiệt độ tăng dần và gây cảm giác khó chịu, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Đó là hiện tượng nhà kính, tức là có sự tăng nhiệt độ trong không gian kín bao bọc bởi kính dưới bức xạ mặt trời (truyền nhiệt bức xạ vào trong nhà và khó thoát nhiệt ra ngoài bằng đối lưu). 

Kính rất dễ vỡ, và rất nguy hiểm khi nó ở trên các toà nhà cao tầng. Trong quy phạm xây dựng ở nước ta hiện nay đối với các chung cư cao tầng từ tầng 5 trở lên là bắt buộc phải sử dụng kính an toàn. Đặc biệt khi xảy ra cháy nổ, khả năng chịu nhiệt của nó rất kém. Những nhược điểm này luôn đề ra cho các nhà sản xuất kính nhiệm vụ nâng cao khả năng chịu lực và nhiệt của kính. Đối với xây dựng nhà cao tầng ở vùng nhiệt đới, một trong những chiến lược thiết kế là lựa chọn vật liệu bề mặt cho công trình có trị số truyền nhiệt thấp để hạn chế tối đa tác động bất lợi của bức xạ và ánh sáng mặt trời tác động lên công trình, Ngoài ra, vật liệu kính còn phải có khả năng chịu tác động ngang của tải trọng gió tăng dần theo chiều cao công trình, mà nhà cao một thách thức đáng kể. Vậy đối với lựa chọn và trang trang trí cửa sổ nhà cao tầng nên lựa chọn loại kính sau: 

  • Lớp kính an toàn mặt ngoài (5mm VFG + 0.38mm PVB + 4mm Sunergy) được tạo thành bởi 02 loại kính liên kết với nhau thông qua lớp màng film PVB (Polyvinyl Butyral) trong suốt. Có tác dụng làm tăng cường độ chịu lực của tấm kính mà không làm thay đổi tính chất quang học; trong trường hợp kính bị vỡ, chúng sẽ rạn ra (theo kiểu mạng nhện) và dính vào nhau cùng mắc lại trên khung nhôm. 
  • Lớp kính cường lực mặt trong là kính thường được gia công thành hình theo kích thước thiết kế, sau đó được đưa vào lò nung chảy đến điểm mềm rồi được làm lạnh từ từ trong các điều kiện được kiểm soát nghiêm ngặt. Quá trình tôi luyện này có tác dụng loại bỏ các ứng suất không đều của kính thường, đồng thời tạo ra ứng suất đồng đều trên toàn bộ tấm kính, đó chính là nguyên nhân tạo ra việc khi có một lực tác động đủ lớn để làm vỡ kính thì kính cường lực sẽ vỡ vụn như hạt ngô. Còn kính thường thì do các ứng suất liên kết không đồng đều nên không thể vỡ vụn.
Trang trí cửa sổ mở quay ra ngoài 
Nhà cao tầng không nên trang trí cửa sổ quay ra ngoài

Các bí quyết trên sẽ giúp bạn lựa chọn cửa sổ hiện đại một cách đơn giản và hiệu quả. Hãy thử áp dụng và tận hưởng sự thay đổi của không gian nhà bạn. Và đừng quên đón chờ phần 2 nhé!

Hãy phản hồi cho chúng tôi nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến phong thủy khi chọn mua nhà cần được tư vấn nhé. Mọi nhu cầu tìm hiểu thông tin và đăng ký sử dụng dịch vụ thiết kế thi công nội thất của bạn sẽ được các chuyên viên ICEP tiếp nhận tại:

  • Hotline: 093 705 2345
  • Email: Noithaticep@Gmail.Com
  • Website: https://noithaticep.com/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/noithaticepdecor/ 
Bài viết liên quan
© Bản quyền thuộc Nội thất ICEP. Cấm sao chép trên mọi hình thức.
×

    NHẬN NGAY ƯU ĐÃI 100% PHÍ THIẾT KẾ

    Chỉ Áp Dụng Trong Tháng 11



    Zalo
    0937052345