Ván Gỗ MDF Là Gì?

Khi công nghệ ngày phát triển cũng như khoa học tiến bộ, đồng nghĩa với tiện ích sống của con người dần cải thiện. Gỗ MDF là một trong những loại vật liệu được cải thiện đáng nói trong ngành nội thất. Hãy cùng ICEP tìm hiểu qua về loại gỗ công nghiệp MDF này nhé.

Gỗ MDF là gì?

MDF được viết tắt bởi cụm từ Medium density fiberboard, mà chúng ta thường hiểu nôm na đây là loại ván công nghiệp, ván sợi có mật động trung bình, được sản xuất từ các sợi gỗ qua quá trình xử lý bắng liên kết chúng lại với nhau bởi keo hay hóa chất tổng hợp.

gỗ MDF là gì?
gỗ MDF là gì?

Xem thêm bài viết về gỗ hương đá

Cấu tạo của ván MDF

Ván gỗ MDF cấu tạo gồm thành phần cơ bản: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ chống mối mọt cũng như chống mốc và bột độn vô cơ.

Để tạo ra gỗ MDF người ta có 2 quy trình

Quy trình sản xuất khô

Bột gỗ cũng như keo được đổ vào trong máy để trộn. Sau đó sấy. Và bột sợi đã được trọn với keo được rải ra theo kích thước 2 hay 3 tầng tùy vào khổ ván, và độ dày của nó. Và được chuyển sang máy ép có gia nhiệt. Và thực hiện ép 2 lần, lần 1 gọi là ép sơ bộ cho lớp 1, lớp 2, lớp 3… và lần thứ 2, là ép các lớp lại với nhau để hợp nhất thành 1 tấm ván. Quá trình này dùng nhiệt độ để thổi bay hơi nước và làm cho kéo cứng lại từ từ. Và công đoạn cuối cùng của quý trình sản xuất khô là sau khi ép, cần cắt bỏ viền và đánh nhám để trước khi thành phẩm hoàn chỉnh.

Quy trình ướt để tạo ván MDF

Làm ướt bột gỗ bằng việc phun nước để vón thành vảy, sau đó chúng được rải trên mâm ép. Tiếp đến dùng nhiệt ép 1 lần đến độ dày sơ bộ. Tấm được đưa qua cán hơi-nhiệt như bên làm giấy để nén chặt hai mặt và rút nước dư ra.

Phân loại gỗ MDF

Tùy vào nguồn gốc của loại gỗ mà người ta làm ra bột gỗ cũng như sợi gỗ khác nhau. Vì thế, gỗ MDF có 2 loại: Cứng và mềm.

Và dựa vào đặc điểm của từng loại ván gỗ MDF mà người ta sử dụng ở 4 khu vực khác nhau:

  • Ván gỗ MDF sử dụng trong nhà: Đây là loại ván được dùng làm các vật dụng nội thất: bàn, ghế, giường, tủ…
  • Với loại MDF chịu nước, thì người ta dùng ở ngoài trời, vì có tính bền cao.
  • Ván MDF mặt trơn: Người ta dùng để sơn luôn không cần chà nhám, hoặc chà rất ít.
  • MDF không trơn: Đây là loại ván được trang trí từ các bề mặt Melamine.

Ưu nhược điểm của ván MDF

ưu điểm

  • Đây là loại gỗ công nghiệp, nên không bị cong vênh hay bị mối mọt như thường thấy ở gỗ tự nhiên.
  • Có kích thước lớn cũng như độ bền cơ lý cao.
  • Bề mặt gỗ MDF phẳng và nhẵn. Và dễ dàng phủ, sơn lên bề mặt: veneer, melamine…
  • Tuổi thọ sử dụng từ 10-15 năm
  • Thân thiện với môi trường và dễ dàng sử dụng trong việc áp dụng trong nội thất.
  • Giá thành rẻ, thời gian sản xuất nhanh

Nhược điểm

  • Ván gỗ MDF có nhược điểm lớn đó là phải tránh nước. Vì nếu bị nước ngấm vào, dễ bị phồng rộp ván và dẫn đến ván bị hư. Còn loại MDF chịu được nước thì giá thành lại khá cao.
  • MDF là loại gỗ chỉ có độ cứng, không có độ dẻo dai như gỗ tự nhiên
  • Vì MDF là gỗ công nghiệp, nên không thể được trạm trổ như gỗ tự nhiên
  • Độ dày của gỗ có giới hạn, nên khi làm sản phẩm có độ dày, người ta thường phải ghép chúng lại.

Ứng dụng ván gỗ MDF trong cuộc sống

Gỗ tự nhiên ngày một khan hiếm và giá thành lại cao. Việc ra đời của MDF giúp giải quyết được vấn đề khan hiếm gỗ và giá thành. Do đó gỗ ván ép MDF được sử dụng rất nhiều trong việc đóng tủ, giường, bàn ghế, đồ nội thất nói chung…

Tóm lại

Ván gỗ MDF là loại gỗ công nghiệp, được thay thế gỗ tự nhiên bởi chúng chế tạo nhanh và giá thành rẻ, tuy thế chúng không hề kém sang trọng cũng như độ bền cao so với gỗ tự nhiên. Vì thế, bạn cân nhắc khi chọn lựa cho mình mẫu gỗ phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình nhé.

Bài viết liên quan
© Bản quyền thuộc Nội thất ICEP. Cấm sao chép trên mọi hình thức.
×

    NHẬN NGAY ƯU ĐÃI 100% PHÍ THIẾT KẾ

    Chỉ Áp Dụng Trong Tháng 11



    Zalo
    0937052345