Giữa thành phố đô thị xô bồ đất chật người đông, thiết kế giếng trời là giải pháp cứu cánh giúp mang lại luồng ánh sáng tự nhiên và không gian thư giãn thoáng đãng cho ngôi nhà của bạn.Giếng trời ngoài việc mang lại kiến trúc độc đáo, thẩm mỹ cao thì theo phong thủy còn giúp gia chủ đón nhật nhiều vận khí tốt và lưu thông khí tốt ra khắp nhà.
Trong bài viết này, Nội thất ICEP gửi đến bạn bài viết tổng quan về xu hướng thiết kế giếng trời đang thịnh hành hiện nay.
[không nhấn]
Vì sao nên thiết kế giếng trời?
Giếng trời có thể hiểu là phần thông từ bên dưới tầng trệ của căn nhà lên tới sân thượng để lấy ánh sáng. Cụ thể, những căn nhà hình ống bên trong tường tối nên người ta xấy giếng trời thông lên trên sân thượng, rồi dùng tấm lợp lấy sáng che lại, ánh sáng chiếu qua tấm lợp đó làm ánh sáng phần bên trong ngôi nhà.
Xem thêm bài viết
Thiết Kế Và Thi Công Phòng Tắm Chuẩn Đẹp Theo Ý Muốn
Có Nên Thuê Thiết Kế Nội Thất Chung Cư? 5 Lưu Ý Dành Cho Bạn
Tận dụng ánh sáng trong
Giếng trời giúp lấy ánh sáng tự nhiên bên ngoài giúp không gian căn nhà sáng sủa và thông thoáng hơn. Ngoài ra, giúp tiết kiệm điện năng cho gia chủ đối với những căn nhà khong gian hẹp và tối.
Lưu thông khí
Giếng trời không có mái che hoặc mái che di động giúp lưu thông khí giữa các tầng trong nhà.
Không gian thư giãn
Thiết kế bộ bàn trà ngay tại giếng trời là nơi lý tưởng cho gia chủ đọc sách, uống trà hòa mình vào thiên nhiên. Buông bỏ mọi mệt mỏi bộn bề ngoài cuộc sống.
Xem thêm : Lưu Ý Vàng Trong Thiết Kế Giếng Trời Hiện Đại Và Đẹp 2023
Xu hướng thiết kế giếng trời hiện nay
Giếng trời là giải pháp tối ưu để giải quyết vấn để thiếu ánh sáng, không thông thoáng tự nhiên… trong nhà phố hình ống hiện nay. Giếng trời thường được thiết kế để chiếu sáng và thông gió cho các phòng không tiếp xúc với mặt ngoài nhà như cầu thang, khu vệ sinh hoặc phòng ngủ. Trên mái thường sử dụng tấm lợp thông minh để chiếu sáng và chống mưa.
Trong thiết kế kiến trúc, các khoảng không gian thông tầng theo, chiều đứng và mở ở phía trên được gọi là “sân trong” nếu có diện tích đủ lớn. Với diện tích nhỏ, khoảng thông tầng này sẽ tạo nên một “cái ống” theo chiều đứng, đóng vai trò thông thoáng tự nhiên và lấy sáng cho nội thất nếu công trình không có nhiều mặt thoáng. Chúng ta thường gọi các không gian kiểu này là “giếng trời” vì chúng cho cảm giác như một cái giếng được “đào” từ trên “trời” và ăn sâu vào trong công trình xuống tận tầng dưới cùng.
Về lý thuyết đây là một giải pháp tốt đối với các nhà ở lô phố chỉ có một mặt thoáng hoặc có hai mặt thoáng nhưng lại quá dài. Tuy nhiên, việc áp dụng vào thực tế sao cho thực sự hiệu quả và mỹ quan thì không phải đơn giản. Nếu bố trí không đúng vị trí, diện tích không đủ thì không những không đạt được hiệu quả mà có thể còn phản tác dụng. Bạn sẽ cảm thấy ngột ngạt hay thậm chí “ngửi” thấy mùi của khu vệ sinh nếu giếng trời được thiết kế không tốt, không tạo được hiệu ứng đối lưu không khí giữa trong và ngoài ngôi nhà.
Trong thiết kế nhà ở, đặc biệt là các nhà nhỏ như lô phố, biệt thự liền kề, vấn để thông gió và chiếu sáng là một yếu tố quan trọng. Sử dụng giếng trời là giải pháp tỏ ra khá hiệu quả cả về mặt không gian, thẩm mỹ và kỹ thuật.
Với những ngôi nhà có diện tích vừa và nhỏ, giếng trời thường được thiết kế ở giữa để chiếu sáng cho cầu thang, thậm chí có thể kết hợp giếng trời với ô thang để tiết kiệm diện tích. Với những căn nhà có chiều dài lớn thì có thể thiết kế nhiều hơn một giếng trời để đảm bảo thẩm mỹ, chiếu sáng và thông gió.
Giếng trời với những căn nhà này thường không lớn, chỉ từ 3-5m2. Tuy nhiên, tùy theo diện tích nhà mà không gian này có thể được điều chỉnh cho phù hợp. Để phát huy tối đa khả năng thông gió và chiếu sáng thì giếng trời phải có cửa thoát gió phía trên và được chiếu sáng trực tiếp. Để phù hợp từng vị trí, yêu cầu chiếu sáng và thông gió thì vật liệu lợp có thể là kính trắng, kính màu, có rèm che hay phần mái có thể đóng mở linh hoạt.
Giếng trời nên bố trí ở vị trí vừa phục vụ cho việc chiếu sáng vừa phục vụ cho việc xử lý không gian kiến trúc. Với nhà lô số tầng thường từ 3 đến 5 tầng thì an toàn khi sử dụng cũng là vấn đề nên chú ý khi thiết kế. Giải pháp có thể sử dụng là dùng cùng với dàn gỗ hoặc sắt được thiết kế phù hợp với nội thất và phong cách kiến trúc của ngôi nhà.
Giếng trời cho một ngôi nhà chỉ có một mặt thoáng ở phía trước, ba mặt còn lại đều giáp những nhà lân cận. Cơ cấu mặt bằng của ngôi nhà gồm cầu thang và vệ sinh đặt ở giữa, các phòng đặt ở trước và sau. Các phòng phía sau và khu vệ sinh được thông thoáng và lấy sáng từ giếng trời.
Với kiểu nhà này cần chú ý đến giải pháp thiết kế cụm cầu thang – vệ sinh – giếng trời, phần “đáy giếng” và phẩn “miệng giếng” của ngôi nhà.
Cụm cầu thang – vệ sinh – giếng trời được thiết kế gần như đối xứng. Hai ô giếng được đặt ở hai bên khu vệ sinh cho phép thông thoáng và lấy sáng tối đa cho khu vệ sinh, đồng thời cho cả hai phòng phía trước và sau. Cụm cầu thang được thiết kế một vế ép sát vào mặt tường bên, với cấu tạo từng bậc gỗ độc lập, lan can được thay thế bởi hệ dây cáp căng dọc suốt ba tầng nhà. Một phần sàn chiếu tới, gần giếng trời cũng được cấu tạo bởi các nan gỗ đặt cách nhau chứ không phải sàn bê tông cốt thép liền khối. Với thiết kế thông thoáng này, chủ ý sử dụng toàn bộ cụm thang như một giếng trời “ảo” cùng với hai ô giếng “thực” ở hai bên khu vệ sinh để phát huy tối đa hiệu quả của luồng không khí đối lưu.
Phần “miệng giếng” được mở rộng để lấy ánh sáng tối đa với mái kính lớn phía trên. Cấu tạo của mái kính cần nghiên cứu kỹ khi thiết kế chi tiết để hình thành vùng áp xuất âm ở phần “miệng giếng” khi có gió trời. Có thể thiết kế mái kính mở từng phần theo kiểu lật lên một góc 10-15 độ (tương tự cửa sổ nóc của xe hơi), hoặc nâng cao mái kính hơn phần mặt sàn xung quanh để bố trí các cửa sổ ở phần sát mặt dưới mái kính nếu chọn phương án mái kính cố định. Giải pháp này đặc biệt hữu hiệu trong trường hợp nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ bên trong nhà, lúc này không thể trông chờ vào hiệu ứng nhiệt độ để tạo luồng không khí đối lưu trong ô giếng…
Có nhiều trường hợp mở giếng nhưng lại bít mái trên cùng lại bằng tôn sáng, mica hay kính và như vậy chỉ dùng được có một chức năng lấy ánh sáng, không khí sẽ không đối lưu được. Để thiết kế mái che, có thể dùng những vật dụng trong như kính, tôn sáng hai lớp, mica… tạo hình chóp bánh ú, cong hay nghiêng tùy thích nhưng điều cốt yếu là phải có khoảng hở, khoảng thông giao tiếp với khí trời sao cho mưa không vào được nhưng không khí có thể thoát ra.
Trần của mái có thể gác thưa những thanh gỗ, sắt hay lam đúc để cản bớt nắng nóng và vừa trang trí cho mái. Vách đi suốt thành giếng, cố gắng xử lý kết cấu “giấu” không để lộ đà vì sẽ hạn chế tính thẩm mỹ. Ở đó có thể dùng đá chẻ, gạch gốm, gỗ, những chất liệu thô hay sơn giả đá… để ốp.
Nhà có diện tích khá, có thể mở ban công về phía giếng trời như nhà lệch tầng, lúc đó phải quan tâm tới hoa văn ở tay vịn của ban công. Nếu không, chỉ cần sử dụng màu sơn nước để điểm xuyết cho khu vực này là đủ. Cây xanh có thể trồng ở tầng trệt giếng trời hay treo, hoặc dùng cây dây leo để mang không gian của tự nhiên vào. Hệ thống ánh sáng cũng được thiết kế tại đây để làm góc thư giãn.
Ngày nay, bằng vật liệu xây dựng và kỹ thuật hiện đại, cùng với sự đa dạng của vật liệu trang trí, nên giếng trời cũng được cải biên và thiết kế theo nhiều phong cách khác nhằm tăng thêm giá trị thẩm mỹ trong không gian kiến trúc ngôi nhà phố, tạo ra một môi trường sống tốt cho người sử dụng. Và nó được ví như lá phổi của ngôi nhà.
Với đặc điểm không gian cao và hẹp, ánh sáng yếu, bạn có thể trang trí giếng trời giống như một thác nước, một vách nổi để tạo cảm giác đưa thiên nhiên vào trong nhà.
Cũng có thể biến giếng trời thành nơi trưng bày các bộ sưu tập như chân dung gia đình, các loại cây, hoa… để tạo cảm giác sinh động khi đi lại trên cầu thang. Giếng trời cũng là nơi thích hợp để treo loại đèn chùm buông thả dài hoặc trang trí hoa, bóng trong những dịp lễ Tết.
Nhược điểm của giếng trời là gây tiếng ồn. Vì vậy, cẩn chọn và bố trí các vật liệu chống ồn. Nơi trồng cây, bố trí thác nước phải được chống thấm tốt. Chỗ trồng cây phải thuận tiện tưới nước.
Các vật dụng treo ở thành cầu thang, giếng trời phải dễ dàng lắp đặt, tháo dỡ, không va đập vào đầu người đi lại. Ngoài ra, các cửa sổ, hành lang mở ra giếng trời phải bố trí lan can an toàn cho trẻ nhỏ. Không bố trí chỗ ngồi ngay dưới chân giếng trời để đảm bảo an toàn.
Bản chất của giải pháp “giếng trời” là tạo ra được hiệu ứng đối lưu không khí từ dưới lên trên bên trong ô giếng. Luồng không khí đối lưu này sẽ thoát ra ở “miệng giếng” mang theo không khí “bẩn”, không khí “sạch”từ bên ngoài sẽ được hút vào thay thế qua các khoảng hở ở tầng dưới cùng và các cửa sổ ở mặt trước ngôi nhà. Không khí bên trong ngôi nhà, vì vậy, luôn được làm “tươi” một cách tự nhiên. Cơ chế tạo ra hiệu ứng đối lưu là sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài nhà và hiệu ứng áp suất âm kiểu “súng phun sơn” ở trên miệng giếng khi có gió trời. Và để phát huy tối đa hiệu quả, thì đường đi của luồng không khí đối lưu cần phải được thông thoáng.
Phần diện tích giếng trời ở tầng dưới cùng thường được sử dụng để trang trí, làm tiểu cảnh và có thể hòa lẫn vào một không gian chức năng nào đó của công trình như phòng khách, phòng ăn hay không gian sảnh. Tuy vậy, nếu sử dụng giếng trời làm thác nước, bạn phải chú ý đến vấn đề chống thấm, dột cho tường. Kiến trúc sư và chủ nhà nên xác định mục đích sử dụng ngay từ ban đầu. Sau khi xây xong thì trát vữa rồi dùng vật liệu chống thấm chuyên dụng hoặc sơn trước khi ốp các vật liệu hoàn thiện.
Ở giếng trời nên trồng các loại cây ít phải chăm bón vì việc chăm bón có thể làm ảnh hưởng và có thể làm mất vệ sinh cho các tầng dưới. Chú ý, cây trồng ở giếng trời nên là những loại không gây hại, không có mùi hương đậm vì nếu không sẽ ảnh hưởng đến các tầng nhà và ảnh hưởng đến sức khỏe của những người sống trong ngôi nhà đó.
Thiết kế giếng trời cho nhà diện tích hẹp
Nếu trước đây các kiến trúc sư rất khó thuyết phục chủ nhà chừa khoảng trống làm giếng trời để lấy ánh sáng và thông thoáng cho ngôi nhà, thì bây giờ, chuyện đã khác.
Nguyên nhân một phần do quy chuẩn xây dựng bắt buộc phải chừa diện tích thông thoáng tối thiểu 10% diện tích mặt bằng và một phần do chủ nhà đã ý thức được tầm quan trọng về vật lý kiến trúc và về thẩm mỹ nội thất. Mọi phương án thiết kế nhà liền kề hiện nay đểu phải có giếng trời để biến điểm tối tăm nhất của ngôi nhà thành nơi nhiều ánh sáng và thông gió. Ở những mặt bằng rộng có thể chừa được sân sau thì giếng trời thường được tập trung ở giữa, với tầm nhìn rất tốt. Tuy nhiên, không phải bao giờ mặt bằng cũng đạt được điều kiện lý tưởng nên giếng trời được xếp đặt rải rác tùy theo bố cục và cũng tùy theo hình dạng khu đất.
Giếng trời không gian dành riêng cho phòng ngủ
Giếng trời tập trung trong mặt bằng khoảng 50m2 thường là khoảng trống dọc theo cầu thang một vế men theo tường. Loại giếng trời này rất xinh xắn, thích hợp cho các ngôi nhà nhỏ. Đôi khi giếng trời hẹp chỉ là khe sáng nhưng đây gió và nhiều tính thám mỹ. Thỉnh thoảng, bên hông nhà, những sân hẹp giữa hai nhà kế cận trở thành những giếng trời rất hẹp để thông gió và ánh sáng. Chính nhờ vị trí phân tán này, những giếng trời hẹp đã mang lại những không gian riêng tư cho phòng ngủ, cho nhà mát tầng trên cùng, hoặc cho không gian phòng tắm sau bức tường gạch kính. Trong giếng trời tập trung Cần có những giải pháp kiến trúc tránh bị nắng gắt vào buổi trưa ở những giếng trời hẹp, các lam che nắng hay khuếch tán ánh nắng vẫn luôn được tận dụng sau lớp kính hoặc nhựa để đem lại ánh sáng dịu mát trong nội thất.
Thiết kế giếng trời cho nhà phố
Xã hội chúng ta hiện nay với tốc độ phát triển nhanh, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh vì thế nhu cầu đất ở là rất cần thiết. Song song đó kiến trúc các căn nhà phố, các đô thị cũng phát triển theo và buộc kiến trúc sư phải tìm các giải pháp thông thoáng cho căn nhà phố là rất cần thiết.
Giếng trời hiện nay là một không gian không thể thiếu đối với một căn nhà phố chỉ có một mặt tiền và mặt hậu thông thoáng vì đây là nguồn sáng và là đường thông gió của căn nhà vì chính nơi đây diễn ra sự giao thoa giữa con người và trời đất trong phạm vi hẹp.
Giếng trời cũng được bố trí cây xanh, non bộ là một sân vườn thu nhỏ để con người có thể thư giãn, giảm đi áp lực cuộc sống ngày càng cao trong tình hình mảng xanh đô thị ngày càng bị thu hẹp.
Những ngôi nhà quá nhỏ, xây theo kiểu hình ống thì vấn đề này áng trở nên cấp bách. Thiết kế giếng trời thường được thông suốt hay chiều đứng của ngôi nhà từ trên mái xuống tầng một. Về bố cục mặt bằng thì không gian này thường đi cùng với câu thang, hang được đặt ở giữa nhà thí giếng trời kết hợp với cầu thang tạo nên một ô giếng trời với diện tích lấy sáng và thông thoáng đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, vẫn tùy thuộc vào cấu trúc của ngôi nhà, quan điểm thiết kế và sở thích của chủ nhân, ô giếng trời cỏ thể sẽ được thiết kế ở những vị trí khác nhau.
Một yếu tố cần thiết của ô giếng trời là được thông suốt theo chiều đứng của ngôi nhà từ trên mái xuống tầng trệt. Tuy nhiên, một số nhà do không chú ý khi thiết kế nên giếng trời bị mưa hắt vào, làm cho một số gia chủ không an tâm. Ngoài nguyên nhân do gió mạnh thì giếng trời bị dột là hiện tượng xảy ra khá nhiều. Trong trường hợp mái bị thủng, thì có thể dùng Silicon chống nước để vá. Còn trong trường hợp phần mái ngắn, nên gắn thêm mái nhựa để tránh mưa hắt. Và tốt nhất trước khi tạo giếng trời, bạn nên tính toán chi tiết, tham khảo những giếng trời của gia đình khác để áp dụng cho nhà mình, tránh viêc pha sửa chữa hay gắn kết lại.
Thiết kế giếng trời cho biệt thự
Nhà biệt thự có lợi thế là diện tích rộng nên việc thiết kế vừa nhằm để thông gió, chống nóng nhưng đồng thời là khu vực trang trí cho toàn căn nhà khi thiết kế thành một khu vườn dưới giếng trời. Vườn giếng trời là khoảng không gian chuyển tiếp, đưa ánh sáng và gió vào nhà. Thiết kế vườn giếng thành công là tạo được “mảng thiên nhiên” trong nhà. Bạn cũng cần chú ý đến việc trang trí, chọn cây và vật liệu cho phù hợp.
Tùy theo từng căn nhà, sân giếng trời có thể là hình chữ nhật, vuông hoặc tam giác.Thành của vườn đôi khi cao hơn nền nhưng không nên quá cao vì sẽ mất tự nhiên và không hài hòa với các khu vực xung quanh. Việc thoát nước cần phải chú ý ngay từ thiết kế ban đầu. Nếu lỡ trồng quá nhiều cây thì nên dứt khoát bỏ bớt.
Thông thường có ba cách trồng cây trong giếng trời dành cho nhà biệt thự.
- Thứ nhất là trồng thẳng cây xuống đất. Khi làm nhà, bạn nên chú ý khu vực vách tường và nền nhà nơi bố trí vườn. Đó phải là nơi có chất liệu, màu sắc kết hợp với cây tạo nên một góc thiên nhiên. Nên chọn loại cây có khả năng sống trong nhà lâu như trầu bà, vạn niên thanh… Cách trồng này đòi hỏi phải có thời gian chăm sóc, thông thường vườn không được hưởng nhiều ánh sáng do cách biệt một hai tầng lầu nên khoảng sáu tháng thay cây một lần thì vườn mới đẹp.
- Thứ hai là trồng cây trong chậu rồi tìm cách “giấu chậu” để tạo nét tự nhiên nhưng đòi hỏi thiết kế khéo léo. Có thể giấu chậu dưới lớp sỏi, dùng các loại cây nhỏ để che các thân chậu hay “giấu nước” bằng cách cho nước phun tràn trên mặt sỏi… Trên thị trường có hai loại sỏi: loại được cà trắng trông đẹp nhưng màu vàng ố, loại tự nhiên có thể tưới mỏi ngày và lâu bị vàng. Nếu trải sỏi trên đất thì một thời gian sau nên thay sỏi. sỏi trải trên nền xi măng cần tránh đừng để bị đọng nước.
- Thứ ba là trồng cây trong chậu nhưng không giấu. Khi đó chậu trồng cây có vai trò như một yếu tố trang trí tham gia vào bố cục giếng trời. Khi chọn chậu phải chú ý tới các yếu tố về màu sắc, cấu trúc của căn nhà, không chọn chậu nhiều màu cạnh nhau. Ví dụ nếu nhà mộc mạc có trang trí gạch thô hoặc đá thì chậu cây cũng phải là gốm thô chứ không nên chọn chậu có tráng men có hoa văn cầu kỳ.
Nội Thất ICEP – là công ty thiết kế & thi công nội thất chuyên nghiệp, uy tín. Chúng tôi có hơn 10 kinh nghiệm trong ngành với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư chuyên nghiệp, sáng tạo, giàu kinh nghiệm. Nội thất ICEP cam kết 100% chất lượng sản phẩm và 100% thi công giống bản vẽ 3D.
Liên hệ với ICEP nếu bạn cần tư vấn miễn phí nhé:
- Hotline: 093 705 2345
- Địa chỉ: 143 Phạm Huy Thông, Phường 6, Gò Vấp, TP. HCM
- Fanpage: ICEP DECOR – Thiết Kế Nội Thất Chung Cư Căn Hộ Chuyên Nghiệp
Được trích dẫn: Thiệu Cửu Long (2012). Phong Thủy Trong Kiến Trúc Xây Dựng Hiện Đại – Giếng Trời. Nhà Xuất bản Hồng Đức.