[MÁCH BẠN] Thiết Kế Phong Thủy Cửa Sổ Đem Đến Năng Lượng Bùng Nổ

Việc thiết kế phong thủy cửa sổ  là một trong những yếu tố quan trọng giúp tăng tính thẩm mỹ và cải thiện năng lượng cho ngôi nhà của bạn. Điều quan trọng nhất là cửa sổ phải được đặt đúng hướng để có thể tận dụng được tối đa nguồn năng lượng mặt trời và gió trong tự nhiên.
Một ngôi nhà có đẹp hay không còn phụ thuộc vào người thiết kế cửa sổ như thế nào từ khung cửa, kính, rèm cửa đểu phải rất chi li. Điều quan trọng nhất mà bạn cần phải chú ý đó là cửa sổ nên được đặt ở vị trí nào để không làm tiêu hao năng lượng tích cực và điềm lành bên trong căn phòng. Hãy cùng Nội thất ICEP nghiên cứu về xu hướng thiết kế cửa sổ chuẩn phong thủy hiện nay, giúp bạn tìm ra lời giải cho việc bố trí cửa sổ sao cho hợp lý nhất trong bài viết dưới đây nhé!

Xu hướng thiết kế phong thủy cửa sổ hiện nay 

Cửa sổ không chỉ có chức năng đón ánh sáng và thiên nhiên mà còn là điêm nhấn duyên dáng cho ngôi nhà. Cửa sổ giúp những người trong gia đình giữ khoảng cách thích hợp với môi trường bên ngoài, đạt được cảm giác độc lập và an toàn. Việc mở cửa sổ được ví như một hành động chào đón năng lượng tươi mới tốt đẹp từ bên ngoài vào bên trong phòng, chắc hẳn bạn sẽ luôn cảm thấy hứng khởi khi mỗi sáng thức dậy được tự tay mở toang cánh cửa sổ để đón chào không khí trong lành của buổi sớm mai với những tia nắng dịu nhẹ.
 thiết kế cửa sổ phong thủy
Trước tiên bạn cần nhớ là không nên mở quá nhiều cửa sổ trong một phòng, cửa sổ không nên quá rộng, và thông thường là chỉ nên để hai bức tường có cửa sổ bởi lẽ một phòng có quá nhiều cửa sổ sẽ khiến dễ bị thất thoát năng lượng. Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý không mở cửa sổ đối diện trực tiếp với cửa chính vì như thế, luồng khí từ ngoài đi vào phòng qua cửa sổ sẽ thoát ngay qua cửa chính mà không được luân chuyển trong phòng.
Có thể bạn quan tâm đến bài viết cùng chủ đề
Lưu Ý Vàng Trong Thiết Kế Giếng Trời Hiện Đại Và Đẹp 2023
[MÁCH BẠN] Thiết Kế Phong Thủy Cổng Nhà Đúng Và Chuẩn
Thiết Kế Và Thi Công Phòng Đọc Sách Phòng Học Lý Tưởng
thiết kế phong thủy cửa sổ

  • Thiết kế cửa sổ phong thủy nên được thiết kế với những cánh cửa có thể mở ra phía ngoài để cho khí dẫn vào và lưu chuyển, tăng cường khí có lợi, đón thêm nhiều may mắn cho gia chủ. Cửa sổ mở vào bên trong vừa chiếm nhiều diện tích phòng vừa mang lại cảm giác thu mình, nhút nhát cho gia chủ.

vị trí phong thủy cửa sổ

  • Đối với những ngôi nhà hướng nắng, việc ánh nắng lọt vào phòng quá nhiều thông qua cửa sổ có thể gây sự cáu gắt, khó chịu, làm việc không hiệu quả. Trong trường hợp này có thể khắc phục bằng cách treo một quả cầu pha lê bên cửa sổ để biến ánh mặt trời thành những sắc cẩu vồng tăng sự lưu động của khí trong phòng.

vị trí phong thủy cửa sổ

  • Một chú ý nữa đó là khi thiết kế cửa sổ phong thủy, phần phía trên của cửa sổ phải ít nhất cao hơn người cao nhất trong nhà và có diện tích đủ rộng, nên được gắn mành hoặc rèm chống nắng để sử dụng trong những này nắng gắt.

Việc chọn vị trí phong thủy cửa sổ khi thiết kế là khâu rất quan trọng. Bởi nếu bố trí không thích hợp không những làm ảnh hưởng tới không gian kiến trúc mà còn đi ngược lại tác dụng của nó. Trước hết cần dựa vào vị trí, bố cục bên trong và bên ngoài nhà.
vị trí phong thủy cửa sổ
Tùy theo cách sắp xếp đổ đạc trong nhà mà ta có thể chọn những vị trí thích hợp. Với công năng là lấy ánh sáng, nên phải chọn những vị trí thông gió để sử dụng gió và ánh sáng tự nhiên được tốt nhất, tiết kiêm điện, đồng thời có lợi cho sức khỏe. Phòng khách là vị trí cần có nhiều ánh sáng nhất. Ít nhất cần có một mặt phòng khách giáp thiên nhiên để đảm bảo sự thông thoáng cần thiết.
Ngoài yếu tố về bố cục trong và ngoài, gia chủ cũng cần quan tâm tới hướng mở cửa, sổ để tránh nắng gắt, gió mạnh.

  • Những nơi có khí hậu lạnh như ở một số nước thường chạy băng cửa sổ dài. 
  • Còn với khí hậu Việt Nam là nhiệt đới, nên bậu cửa được chú ý trong thiết kế kiến trúc.
  • Hướng đẹp để bố trí cửa sổ là hướng đông và nam. Không nên mở cửa hướng tây.
  • Điều kiện nhà lô chỉ có 1, hoặc 2 hướng bắt buộc phải mở hướng tây thì bạn có thể thiết kế các ô văng để chống nắng, hơn nữa cửa sổ không nên bố trí lớn.

vị trí phong thủy cửa sổ
Thiết kế cửa sổ phong thủy không nên đặt cạnh giường tủ, mưa gió có thể làm cho chúng nhanh bị hỏng. Ngoài ra, nếu ở những vị trí bên ngoài có những cây to thì không nên mở cửa sổ hướng đó, tránh lá rụng và sâu bọ vào nhà. Đối với nhà biệt thự, nhà dài thì có thể thiết kế cửa sổ mái. Vừa có tác dụng lấy sáng, vừa để trang trí.
Mặt tiền cũng là một yếu tố quyết định tới vị trí phong thủy cửa sổ. “Đôi mắt” này là nơi giao lưu giữa bên trong và bên ngoài, vì vậy mà nó thường được thiết kế để nhìn ra những hướng đẹp nhất. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn quá lạm dụng cửa sổ, bố cục không chặt chẽ, thiếu những mảng đặc.
phong-thuy-cua-so
Đối với nhà nghỉ cuối tuần, nhà vườn thì những ô cửa kính to, chạy dài thường được sử dụng để tạo càm giác hòa nhập với thiên nhiên. Do đó, cửa chính và cửa sổ không có sự khác nhau về hình thức nhiều. Trái lại, với nhà ở, thường xuyên sử dụng đến cửa sổ, do nắng mưa tác động nên phải tuân theo bố cục mặt đứng để làm điểm nhấn cho ngôi nhà.
Tác dụng của cửa sổ là điều tiết không khí, vì vậy mà lượng khí vào và ra trong phòng là một yếu tố để quyết định vị trí, số lượng cửa sổ. Bố trí sao cho lối vào và lối ra càng xa nhau càng tốt. Chỗ cửa đón không khí vào thường bố trí rộng hơn lối ra. Điều này giúp cho không khí đi vào được nhiều và lưu giữ lại được phẩn nào trước khi nhẹ nhàng ra ngoài.
phong-thuy-cua-so
Tuy là một chi tiết nhỏ trong nhà, nhưng nó cũng quan trọng như khi bạn chọn vị trí, hướng nhà vậy. Để có một ngôi nhà đẹp hoàn hảo, rất cần đến những bàn tay khéo léo cho những chi tiêt nhỏ như thế. Với những yêu tố trên, cùng với diện tích nhà, bạn co the tham khao và bố trí vị trí, số lượng và kiểu dáng cửa sổ sao cho phù hợp, đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất và tạo điểm nhấn cho không gian kiến trúc của ngôi nhà.
Thiết kế cửa sổ phải đảm bảo độ vững chắc của vật liệu và tạo hình cân đối. Chất liệu ưu tiên khi làm cánh cửa là các loại gỗ công nghiệp ngoài trời, không cong vênh, mối mọt và chịu được mưa nắng. Chất liệu kính cần chọn loại dày, chắc chắn, dễ lau rửa, không có cạnh sắc
Tùy theo kết cấu của ngôi nhà và sở thích của bạn, bạn có thể thiết kế kích cỡ cửa sổ khác nhau. Tuy nhiên, cạnh trên của cửa sổ phải đảm bảo cao hơn đầu của người lớn lúc đứng cạnh cửa sổ, tránh che khuất tầm mắt hoặc phải khom lưng khi muốn nhìn ra bên ngoài.

Những lưu ý khi thiết kế phong cửa sổ phong thủy:

  • Nhà quá ít cửa sổ thì mang tính hướng nội, khép kín và tách biệt với ngoại cảnh. Ngược lại, nhà nhiều cửa sổ hay mở những mảng kính rộng thì tính hướng ngoại tăng, phù hợp với nơi tập trung đông người như phòng khách, làm cửa hàng, văn phòng kinh doanh… Do đó, phải căn cứ vào nhu cẩu, mục đích sử dụng mà quy định số lượng, kích thước của cửa sổ.
  • Nhà quá nhiều cửa sổ có thể làm dương tính trong nhà trở nên thái quá vì chúng đầy ắp khí, ngược lại nhà quá ít cửa sổ làm hụt khí và mang tính âm. Cửa sổ quá gần sàn ở tầng sát mái sẽ tạo cảm giác bất ổn; nên đặt phía trước cửa một vật vững chắc hay một cái bàn thấp.

Thiết kế phong thủy cửa sổ có mái

Thiết kế thêm cửa sổ mái là cách tuyệt vời để tăng lượng ánh sáng tự nhiên vào trong nhà bạn, đặc biệt những căn phòng không có khả năng mở được cửa sổ.
Cửa sổ mái có 3 loại cơ bản: hình ống, cố định và thông gió. Làm thế nào để thiết kê loại cửa sổ mái hợp với từng không gian trong nhà,  trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu các loại cửa sổ mái và tính năng của nó.

  • Cửa sổ mái hình ống: Đây là dạng tương đối mới. Nó có hình tròn và có thể điều chỉnh ống phản chiếu tích hợp vào thiết kế cùng với bộ khuếch tán một cách hiệu quả, đảm bảo phản chiếu ánh sáng tối ưu. Loại cửa sổ mái này có đường kính 10 – 14cm, thích hợp sử dụng cho những căn phòng nhỏ, hay hành lang.
  • Loại cố định: Cửa sổ mái cố định không thể mở hoặc di ánh sáng.
  • Cửa sổ trần thông gió: Với cửa sổ trần thông gió, nó có thể mở để mang không khí trong lành vào phòng. Loại cửa sổ này thường được sử dụng trong bếp, phòng tắm hơi.
  • Cửa sổ trần thông gió được điều khiển bằng tay quay, điều khiển từ xa hoặc hệ điều hành tự động bởi bộ cảm biến nhiệt độ.

Như vậy, khi chọn loại cửa sổ mái trước tiên phụ thuộc vào lượng ánh sáng tự nhiên vào phòng và chức năng của không gian đó. Với phòng nhỏ, nên chọn cửa sổ mái hình ống. Loại thông gió tốt cho bếp và phòng tắm, loại cố định phù hợp với cầu thang và hành lang. Về kích thước, cửa sổ mái thông gió và cố định có kích thước bằng 15% kích thước phòng. Ví dụ căn phòng 12 -15m, thì cửa sổ mái sẽ vào khoảng 1,8-2,3m.

Quy tắc mở cửa sổ

Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Mái che trên cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5m trở lên. Khi mở cửa sổ cần tuân theo những quy tắc sau:

  • Từ tầng hai (lầu một) trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh dưới 2m không được mở cửa sổ, lỗ thông hơi (chỉ được mở cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với nhà bên cạnh ít nhất 2m). Khi mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh (chắn tẩm nhìn hoặc bố trí so le các cửa sổ giữa hai nhà).
  • Mép ngoài cùng của ban công trông sang nhà hàng xóm phải cách ranh giới đất giữa hai nhà ít nhất là 2m.
  • Trong trường hợp người có quyền sử dụng lô đất liền kề có thỏa thuận thì trên bức tường xây cách ranh giới đất dưới 2m có thể mở các lỗ cửa nhưng phải đề phòng trường hợp lửa cháy lan giữa hai nhà. Các lỗ cửa này phải là cửa cố định (chớp lật) có mép ngoài cùng cao hơn mặt sàn ít nhất là 2m. Khi thỏa thuận bị hủy bỏ; việc bít các lỗ cửa này là mạc nhien, không phải thương lượng, xét xử.

Bố trí các loại cửa sổ phù hợp với chức năng

Trong một căn nhà, cửa sổ có vị trí rất quan trọng. Đó không chỉ là nơi lấy sáng tự nhiên, thông gió, thoát nhiệt, thoát mùi, ẩm mốc, mà còn tạo tầm nhìn ra thiên nhiên, phá bỏ cảm giác chật chội cho những căn phòng nhỏ. Tuy nhiên tùy vào chức năng của từng vị trí mà có sự bố trí cửa sổ cho phù hợp:

Thiết kế cửa sổ phòng khách

Đối với phòng khách, nên mở càng nhiều cửa sổ càng tốt vì đây là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình, cần nhiều ánh sáng và không gian. Nhiều cửa sổ, tầm nhìn ra thiên nhiên càng lớn, kèm theo đó là cảm giác thoải mái, thư giãn.

Hai chiếc cửa sổ xinh xắn, vừa phải hai bên thêm những ô cửa kính bố trí thông minh phía trên giúp căn phòng có nhiều ánh sáng. Chiếc cửa sổ được đặt thêm bình hoa giúp căn phòng có thêm không khí tươi vui từ thiên nhiên.

Cửa sổ nên mở rộng ra ngoài sẽ đón được nhiều không khí, ánh sáng. Bên cạnh đó, nên chọn những không gian bên ngoài thông thoáng để thiết kế cửa sổ. Hoặc nếu thiết kế cửa sổ trước, bạn cũng nên dọn dẹp xung quanh để tầm nhìn từ trong ra ngoài không bị vật cản trở.

  • Với kích cỡ của cửa sổ, nên thiết kế cửa có kích cỡ phù hợp với căn phòng, ví dụ phòng rộng có tường rộng thì nên thiết kế cừa sổ to và ngược lại. Bạn có thé trang trí cho chléc cửa sổ tấm rèm sáng máu, vui mắt làm điểm nhấn cho các đổ nội thất.
  • Nếu không muốn mở cửa sổ cả ngày nhưng cẩn sự thông thoáng, bạn có thể thiết kế cửa sổ phong thủy dạng mở phần trên.
  • Những tấm rèm là vật dụng không thê’thiếu cho mỗi chiếc cửa sổ. Bạn nên chọn rèm cửa vừa kích cỡ, có tác dụng cản sáng tốt và màu sắc hợp với căn phòng.

Thiết kế cửa sổ phòng ngủ

Đối với phòng ngủ, không nên bố trí cửa sổ ở vị trí đầu giường ngủ hoặc hướng thẳng vào mặt người nằm, cũng không nên đặt cửa sổ tại vị trí đón nắng hướng tây, sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khỏe.
thiết kế cửa phong thủy
Ngoài ra, để không gian thông thoáng, không nên mở cửa sổ tại vị trí có tầm nhìn ra bên ngoài không đẹp như nhà vệ sinh, chuồng trại… Cũng cần tránh kê các đồ nội thất như tivi, trang thiết bị máy móc gần cửa sổ, sẽ rất nhanh hỏng.

Thiết kế cửa sổ phòng vệ sinh

Với phòng vệ sinh, quan niệm trước đây và ngày nay đã thay đổi. Trước đây, phòng vệ sinh luôn phải đặt ở nơi càng kín đáo càng tốt. Hiện nay, hẩu hết các gia đình đểu thiết kế cửa sổ cho khu vệ sinh, chứ không đơn thuần chỉ là cửa thông gió. Cửa sổ phòng vệ sinh là cách để làm thông thoáng hơi nước trên mặt sàn, tránh ẩm mốc, thoát mùi và lấy sáng tự nhiên. Và quan trọng hơn là tạo được cảm giác thoải mái khi được ngắm nhìn ra thiên nhiên bên ngoài tránh cảm giác bó hẹp.
thiết kế nội thất cửa sổ phong thủy

  • Trong thiết kế cửa sổ phòng vệ sinh, chú ý mở rộng tối đa kích thước khi thiết kế cửa sổ phong thủy nhưng vẫn phải đảm bảo được sự kín đáo tránh làm mất đi tính riêng tư.
  • Bạn cũng có thể mở cửa sổ tại các điểm nhìn ra biển, xa là đồi núi, nhìn ra khoảng sân vườn xanh tươi hoặc thung lũng, ruộng lúa…
  • Vẽ tranh lên kính, các ô cửa sổ cũng là một cách để bạn biến thiết kế cửa sổ thành điểm nhấn có ý nghĩa cho căn phòng của bạn.

Nếu chẳng may thiết kế cửa sổ nhà bạn quay ra hướng nắng gắt mà vẫn muốn mở cửa, thì có thể trồng cây bóng mát hoặc giàn hoa leo cạnh cửa sổ đê che bớt. Nên tạo các ô văng lớn hoặc chớp sắt đê hạn chê ánh nắng xuyên vào phòng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng kính phản quang và rèm cửa.

Thiết kế cửa sổ phòng bếp

  • Không nhất thiết phải quá cầu kỳ trong việc thiết kế khung cửa sổ phong bêp,thay vào đó xu hướng mới hiện nay là càng đơn giản càng đẹp và dễ gây ấn tượng. Khung cửa sổ có gờ mái đua và rèm che vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà thiết kế.
  • Ánh sáng cũng là một yếu tố bạn cần quan tâm. Thiếu ánh sáng chính là nguyên nhân làm giảm giá trị căn bếp.
  • Một chút cách điệu cho khung cửa sổ bằng cách tạo thêm các mái vòm hoặc đường diềm… sẽ tạo nên nét mới lạ cho căn bếp nhưng vẫn tận dụng được ánh sáng thiên nhiên.
  • Một xu hướng mới trong quá trình thiết kế khung cửa sổ phòng bếp, đó là những song cửa sổ được làm từ chất liệu mây, tre đan hoặc các loại sợi nhân tạo.
  • Một chút cải biên ở song cửa sổ sẽ tạo nên nét mới mẻ cho gian bếp của bạn nhưng vẫn giữ được nét cổ điển vốn có.

thiết kế nội thất cửa sổ phong thủy

Việc lạm dụng quá nhiều ánh sáng trực tiếp từ mặt trời sẽ khiến phòng trở nên nóng hơn và sáng chói. Cách đơn giản để khắc phục tình trạng này là hãy sử dụng những bức rèm che, chúng sẽ có tác dụng lọc ánh sáng để giảm tình trạng ánh sáng chói.

Thông thường căn bếp nhà bạn thường được thiết kế bằng những đường thẳng và hình vuông góc, vậy nên việc sáng tạo một chút đường vòm cong sẽ làm mới cho không gian sống, đặc biệt thích hợp với những căn bếp diện tích nhỏ hẹp.

  • Các đường viền cong có thể được sáng tạo trên khung vòm cửa sổ, chậu rửa bát hình tròn…
  • Thông thường phong thủy cửa sổ được thiết kế trên tường và thường được ưu tiên mở cửa vào bên trái.

Nếu bạn cần nhiều thông tin hơn hoặc có nhu cầu thuê đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế thi công cổng – cửa phong thủy trọn gói, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay cho Nội Thất ICEP nhé. Chúng tôi có đội ngũ chuyên viên giỏi, sẵn sàng tư vấn tận tình cho bạn tại:

  • Hotline: 093 705 2345
  • Email: Noithaticep@Gmail.Com
  • Website: https://noithaticep.com/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/noithaticepdecor 

Nguồn: Thiệu Cửu Long (2012). Phong Thủy Trong Kiến Trúc, Xây Dựng Hiện Đại Cổng – Cửa, Nhà Xuất Bản Hồng Đức.

Bài viết liên quan
1 bình luận
  1. Tôi vần tư vấn mua tranh phong thủy hợp mệnh Mộc,nữ tuổi Sửu để phòng khách.Vậy tôi mua khổ tranh hình chữ nhật được ko?Cám ơn.

Bình luận của bạn
© Bản quyền thuộc Nội thất ICEP. Cấm sao chép trên mọi hình thức.
×

    NHẬN NGAY ƯU ĐÃI 100% PHÍ THIẾT KẾ

    Chỉ Áp Dụng Trong Tháng 11



    Zalo
    0937052345